bài viết




Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn - Phần 8

--- Yoshii Michiko ---


IV - TẦM CỠ VƯỢT THỜI GIAN: ĐỐI VỚI VIỆT NAM:

Ở chương trước, chúng ta đã tìm hiểu những bài hát của Trịnh Công Sơn đã được đón nhận như thế nào trên thế giới, nhất là đối với người Nhật. Mà, những bài hát phản chiến của anh thì không thể gửi đi tất cả, dù là bản gốc, cho thính giả nước ngoài, tuy nhiên cũng đã đến được với những đồng bào “da vàng” của anh, phải sống trong cuộc nội chiến diễn ra hàng ngày, từ lâu. Những người Việt Nam này có những phản ứng gì? Sau năm 1975, kể từ khi kết thúc chiến tranh, số phận của những bài hát này ra sao khi chúng chỉ giữ vai trò về mặt lý thuyết? Trong chương này, chúng ta sẽ dựa vào những nhân chứng đương thời trong chiến tranh cũng như dựa trên những kinh nghiệm riêng của tôi để hồi tưởng lại thời kỳ gần đây nhất.

Theo những nhân chứng khác nhau, mọi người ở miền Nam Việt Nam đều nghe những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn trong thời gian chiến tranh, từ người thành thị cho đến những quân nhân ngoài mặt trận, từ những nhân vật quan trọng của chính quyền Sài Gòn cho đến du kích quân giải phóng ở trong rừng. Hai thí dụ của những nhân chứng này đã được kể ra ở chương trước, trong những đoạn tin của Kaiko Ken (xem II, trang 88) và bài phóng sự của Kondo Koichi (xem III, trang 98). Thí dụ thứ nhất cho chúng ta thấy rằng trên những đường phố Sài Gòn, giọng hát của Khánh Ly hát những bài hát phản chiến đã được truyền đi và thí dụ thứ nhì chứng tỏ cho chúng ta thấy những bài hát này chiếm được tình cảm của nhiều người từ viên chức cho đến những người lính ngoài mặt trận của chính phủ. Mặc dù bị chính phủ chính thức nghiêm cấm, mọi người vẫn lắng nghe những bản nhạc này. Một nhà báo khác của Nhật thường lui tới hộp đêm của Khánh Ly trên đường Tự Do kể cho tôi biết rằng: ”Hàng đêm vào đầu giờ, người ta chỉ nghe những bài hát cho phép, nhưng đêm gần tàn, Khánh Ly bắt đầu hát những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn, và trên thực tế, công chúng chỉ đến để nghe những bài hát này.”

Chúng tôi có thể tìm thấy bằng chứng của sự khẳng định này trong những tài liệu lưu trữ. Cái băng quý giá về buổi hòa nhạc chống chiến tranh vào tháng 12 năm 1967 ở Đại Học Sài Gòn minh chứng cho mức độ thành công của tác giả: Hai ngàn khán giả vây quanh một căn phòng, họ đứng ở bất cứ nơi nào, ngay cả trên những cành cây; và những tràng vỗ tay tán thưởng của họ, những tiếng thét đầy xúc động, và giọng hát run run của Khánh Ly trước đám đông này… Bài ca được tán thưởng nhiều nhất là bài Tình ca của người mất trí, rất mới mẻ ở thời kỳ này. Một tài liệu khác cũng không kém phần quí giá là một cuộn băng lớn xưa kia mà một anh Việt Cộng đã giữ và nghe trong suốt thời gian anh ta sống trong rừng, và anh đã để lại cho bạn bè, đồng đội của anh như một vật kỷ niệm trước khi bị giết chết vì một quả bom. Bây giờ, ……..sau 1975, nhiều ca sĩ nổi tiếng đã rời đất nước và định cư ở nước ngoài phần lớn là ở Mỹ. Đó là những ca sĩ như: Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương, Thanh Thúy… Họ sẽ tiếp tục nghề nghiệp của họ bên cạnh những công chúng “quốc gia”. Mà, với công chúng này, việc Trịnh Công Sơn ở lại đất nước để cộng tác với những người cộng sản là một sự phản bội. Kết quả: họ tẩy chay những bài hát của anh, không chỉ những bài mà anh sáng tác dưới chế độ cộng sản mà cả những bài ngày xưa một thời được yêu thích. Tuy nhiên, những công chúng không cực đoan thì luôn yêu cầu những bài hát mang giai điệu của nỗi nhớ quê hương. Cuối cùng, người ta tiếp tục nghe hát những bài của Trịnh Công Sơn vào thời kỳ trước năm 1975, nhưng thường không giới thiệu tên của anh nếu là một buổi hòa nhạc, và không đăng ký tên người soạn nhạc nếu là một băng cassette. Chúng ta có thể thấy một thí dụ điển hình trong một băng nhạc của Thanh Tuyền phát hành năm 1984 gồm 12 bản nhạc trong đó có một là của Trịnh Công Sơn. Người ta đọc thấy tên tác giả khác bên cạnh tựa những bài hát, trừ bài của Trịnh Công Sơn.

Vậy, ta có thể nói rằng những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn không bao giờ được hỗ trợ một trong hai hệ tư tưởng nào, cộng sản hay quốc gia. Trong thời chiến, những bài hát này bị cấm đoán bởi hai phe vì những bài hát này không hề thúc đẩy những người lính lên đường chiến đấu. Sau chiến tranh, những bài hát bị những người cộng sản lên án vì là những bài hát được sinh ra từ chế độ “thối nát”, và những bài này cũng bị phía quốc gia kết tội vì cho rằng “tác giả là cộng sản”. Nhưng có điều, trên thực tế, người ta vẫn tiếp tục nghe những bài hát này. Sau đây là một vài kinh nghiệm cá nhân để chứng minh điều này.

Vào mùa xuân 1988 tại Paris, trong một buổi hoà nhạc tưởng nhớ lần thứ 13 kỷ niệm ngày sụp đổ của chế độ Sài Gòn, sau khi đã nghe một loạt bài diễn văn chính trị và quốc ca của miền Nam Việt Nam trước cờ vàng ba sọc đỏ, hồi tưởng lại Tết Mậu Thân 1968. Cô giới thiệu chương trình thong báo: ”Những xác chết của đồng bào Huế trôi trên sông Hương, đó là họ đã bị tàn sát bởi cộng sản!” và tiếp theo đó, Khánh Ly bắt đầu hát: ”Xác người nằm trôi song trôi trên ruộng đồng…” (Bài ca dành cho những xác người). Dựng nên cảnh tượng bằng cách này, bài hát này tố cáo chiến tranh, nói chung, là hoàn toàn bị biến hoá thành một bài hát chống cộng. Người ta không nói một từ nào về tên tác giả, chắc chắn là như vậy, nhưng bài hát đã được lắng nghe.

Vào mùa hè năm 1988 tại Tân Sơn Nhất, phi trường của Sài Gòn, đó là lần đầu tiên trong đời, tôi đã đặt chân trên mảnh đất Việt Nam, và tai hoạ đầu tiên đến với tôi ở đây là người ta đã tịch thu tất cả những băng cassette của……..thu âm những bản nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, trong một studio ở Sài Gòn, được hát bởi chính tác giả và Khánh Ly.

Trịnh Công Sơn sống dưới chế độ miền Nam, nhưng những bài hát của anh dành cho tất cả những người Việt Nam, và thực tế, anh có được những thính giả của cả phe đối nghịch. Đài phát thanh của MTDTGP trước khi cấm những bài hát này, đã phát hành những bài hát của anh, và những người lính, ngay cả những người lính của lực lượng vũ trang nhân dân đi ra miền Bắc, cũng đã nghe những bản nhạc này. Chứng cớ này, tôi đã được biết ở Hà Nội, bởi những người cựu chiến binh tham gia chiến trường miền Nam năm xưa.

Nhưng nhân vật gây ngạc nhiên nhất trong số những người đam mê nhạc Trịnh là Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà. Tuy ông đã chính thức cấm lưu hành nhạc của Trịnh Công Sơn, nhưng bên cạnh chức trách của ông thì riêng về mặt cá nhân, ông có vẻ yêu thích những bản nhạc này và có vẻ rất tôn trọng tác giả. Cho nên, Trịnh Công Sơn đã kể cho tôi nghe: ”Ông Thiệu đã chính thức mời tôi tham dự buổi dạ tiệc ở Dinh Tổng thống và cho tôi một chỗ ngồi tốt, tốt hơn chỗ của những nhân vật quan trọng người Mỹ. Những người Mỹ này có vẻ không bằng lòng!”

Thỉnh thoảng, kể từ năm 1972, tất cả các hoạt động trước công chúng của Trịnh Công Sơn hoàn toàn bị đình chỉ vì sự cấm đoán của chính quyền tỏ ra khá hiệu quả. Không có một buổi hoà nhạc, không phát hành tuyển tập nào cũng chẳng còn phát thanh trên radio những bản nhạc của anh; nhưng trên thực tế, người ta vẫn tiếp tục hát và nghe, như xưa kia, mặc dù có sự cấm đoán của quyền lực. Tất cả những điều được viết hoặc công bố thì dễ dàng kiểm tra, nhưng rất khó cấm đoán được điều phát ra từ cửa miệng.

Và cho đến khi hết chiến tranh. Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, đài phát thanh Sài Gòn phát bài Nối vòng tay lớn để chào đón hòa bình. Tiếp theo đó là một sự im lặng. Cho đến năm 1980, Trịnh Công Sơn lại bắt tay vào việc sáng tác nghệ thuật và kế đến người ta không nghe nói gì về anh nữa. Bấy giờ anh không soạn nhạc nữa mà phải đi trồng khoai lang ở các nông trường, để góp phần “tái thiết đất nước”. Và phải đợi đến nửa sau của những năm 1980, người ta mới bắt đầu được nghe lại những bài hát “suy đồi” của miền Nam trước năm 1975 mà bị gọi một cách khinh bỉ là nhạc vàng. Sau đó là chính sách đổi mới đã mang đến nhiều thay đổi ở Việt Nam> Về nhạc Trịnh Công Sơn mà tôi mang theo. Theo một vài người ở đây cho biết, đó là: “Có thể hải quan rất thích nghe những bản nhạc này hoặc có thể hái ra tiền nhờ vào việc phát hành những bản sao của những cuộn băng này”.

Thực tế, trong mùa hè năm 1988 này, người ta nghe những bài hát của Trịnh Công Sơn trước năm 1975 ở Việt Nam ít hơn. Trong tất cả những hộp đêm của Sài Gòn, những người nhảy điệu slow với giai điệu của bài Diễm Xưa; còn ở Nha Trang, những người cộng sản trẻ tuổi tổ chức đón tiếp chúng tôi một cách chính thức lúc khai mạc cũng như lúc kết thúc buổi dạ hội này, người ta hát cùng nhau bài Nối vòng tay lớn. Trên bãi biển xinh đẹp Đà Nẵng, một quán cà phê phát một băng cassette Khánh ly với những bài hát hay nhất của Trịnh Công Sơn trước năm 1975, chính xác là những bài hát mà người ta đã tịch thu của tôi ở hải quan. Và ngay cả ở trung tâm thủ đô của Hà nội, một quán cà phê bên cạnh hồ Hoàn Kiếm đã cho chúng tôi thưởng thức giọng hát của Khánh Ly. Kinh nghiệm của tôi đã được xác nhận bởi một bài báo đăng trên tờ Le Monde của thời kỳ này, tờ báo đã miêu tả sự thay đổi ở Sài Gòn: “(…) Chính vì thế, sài Gòn đã thay đổi diện mạo. Những vũ trường mọc ra nhiều hơn. Đối với những người hồi tưởng mộtthời quá khứ thì họ sẽ được nghe những bài hát rất thành công của những năm 60 và 70, kể cả Sheila va Sylvie Vartan. Nhất là, ở khắp nơi, người ta được nghe lại nhạc của hai nhà thơ lớn Việt Nam đương thời: Trịnh Công Sơn và Phạm Duy”

Trở về Paris, vào mùa thu 1988, tôi đã gặp nhiều bạn trẻ Việt Nam của thế hệ thứ hai ở nhà, chúng tôi đã vui đùa và ca hát với nhau. Đó là tất cả những thành viên của hiệp hội được gọi là “những người quốc gia”, những bạn trẻ này ở độ tuổi từ 15 đến 18, không đặt ra nhiều câu hỏi: tất cả chúng tôi cùng nhau hát những bài hát chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn. Chưa biết thế nào là chiến tranh, nhưng họ biết rất rõ và đánh giá cao những bài hát này.

Sau Tết năm 1989 ở sài Gòn, ít lâu, tất cả gia đình Trịnh Công Sơn và tôi, chúng tôi đi ăn mì vịt tiềm trong một quán ăn, khi đó có một người ăn xin ôm cây đàn giutare và hát. Không để ý đến người ở trong quán, anh ta bắt đầu hát: ”Anh nằm xuống, sau một lần đã đến đây…” (Cho một người nằm xuống). Và anh ta lại ra đi, không hề để ý gì cả.

Vào mùa hè năm 1989, tình hình ở Việt nam còn phát triển hơn. Trong tất cả các chợ mỗi thành phố, bây giờ người ta thấy bán những băng cassette của Trịnh Công Sơn được hát bởi Khánh Ly. Đó là những băng chép lại từ các băng được bán ở Mỹ và Pháp. Chất lượng âm thanh rất xấu, nhưng người ta có thể tìm thấy tất cả. Có cả bản sao của băng Khánh Ly hát cho quê hương Việt Nam số 1 được thu trước năm 1975 ở Sài Gòn và trong đó chúng ta thấy có một phần lớn những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn. Trên bãi biển yên bình Nha Trang, phát ra từ một quán cà phê lợp bằng tranh: “Một ngày mùa đông hai bên là rừng, một chiếc xe tăng, trái mìn nổ chậm, người chết hai thịt da nát tan…” (Ngụ ngôn của mùa Đông). Bài hát và quang cảnh của biển vào buổi chiều mùa hè đó, tương phản một cách ấn tượng.

Cuối mùa hè năm 1990, những cuộn băng đó không phải là những bản sao chép xấu nhất được làm tại chỗ, mà là những băng cassette được nhập về từ phương Tây với bìa băng là ảnh chụp được người ta bày bán ở thị trường. Những đĩa nhạc laser của những bài hát Việt Nam cũng xuất hiện từ đó. Như vậy, người ta có thể đặt mua một dĩa platine-laser tại Hà nội. Ông giám đốc khách sạn của chúng tôi tại Hà nội, thú nhận với tôi rằng, mỗi tối nằm trên giường ngủ, ông vẫn thường nghe băng cassette Cho một người nằm xuống do Khánh Ly hát, và nghĩ đến các đồng chí, bạn bè cũ trong quân đội nhân dân đã chết ở miền Nam. Trong khách sạn của ông, những khách hàng cũng có quyền được nghe bài hát này vào buổi tối cùng với ông giám đốc và những người bảo vệ. Ở Sài Gòn, trong các khu dân cư, đột nhiên người ta nghe ở đầu đường, âm vang tiếng đàn orgue điện tử của một cô gái khoảng 15 tuổi chơi, với giai điệu của bài Ngày dài trên quê hương và sử dụng nhạc cụ mang nhãn hiệu “Yamaha”

Khi người ta nói một cách chính thức, những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn bị ghét bởi các phe, cộng sản cũng như quốc gia, điều này diễn ra trong chiến tranh và ngay cả sau chiến tranh. Nhưng những kinh nghiệm của việc nghe nhạc được nhân lên không giới hạn, dù sao, người ta có thể kết luận rằng những bài hát này luôn sống mãi ngay cả đến hôm nay, 16 năm sau chiến tranh. Tuy nhiên, những bài hát đáng thương này thật sự không có may mắn là đã, đang và còn được nghe và tán thưởng ở Việt Nam, ở Mỹ và ở Pháp. Vượt qua hệ tư tưởng chính trị, những bài hát hay thì vẫn hay, và “nghệ thuật vị nghệ thuật” như một viên chức của quân đội miền Nam Việt Nam đã nói (xem III, trang 90).

Trừ những người quá cực đoan, cuối cùng, nhiều người vẫn tiếp tục nghe những bài hát này. Và những ca sĩ, rất sợ những người cực đoan nhưng không phải là tự bản chất, luôn luôn tìm thấy phương tiện để biểu diễn và để công bố những bài hát này. Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhận thấy tính phổ biến của những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đã có thể vượt qua rào cản chính trị để hợp nhất thế giới của những người Việt Nam.



nguồn: Thư viện Trịnh Công Sơn - Thái Hòa
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho