tưởng niệm




Trần Hữu Thục bàn về ca từ trong nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn

--- Phạm Điền ---


Điều hấp dẫn trong tác phẩm của Trần Hữu Thục mang tựa đề Tác Giả, Tác Phẩm và Sự Kiện là ông đã để khá nhiều thì giờ trong đó khám phá thêm về Phạm Duy, Trịnh Công Sơn trong ca từ.

Đặt biệt là Trịnh Công Sơn,có thể nói trong thập niên 1960 và về sau là thời gian của Trịnh Công Sơn, một con người thơ đã có những ca từ tác động sâu đậm về con người, về tình yêu, về cuộc đời vì tiếng nhạc của ông là để con người làm thơ đó tung ra những ca từ có tác động sâu xa về người, về tình yêu, về cuộc đời. Ông là người đã cống hiến những hình tượng như suối cao, vực sâu, vết lăn trầm, những ca từ về thân phận.

Kính chào nhà văn Trần Hữu Thục, hôm nay tạp chí Văn Học Nghệ Thuật có cơ hội tiếp chuyện với ông sâu đậm hơn về ca từ Trịnh Công Sơn.


Ði vào thế giới ca từ

“Xin kính chào quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do, kính chào anh Phạm Điền.

Thực ra mà bàn đến ca từ của Trịnh Công Sơn thì tương đối nó cũng khá rộng lớn, nó không đơn giản trong một vài câu hỏi nhưng trong bài viết của tôi, tôi đã nhận xét tôi chỉ đề cập đến ca từ của Trịnh Công Sơn vì cái phần nhạc của Trịnh Công Sơn thì cũng như nhiều người nhận xét, phần nhạc của anh rất là đơn giản, rất là phổ thông, ai cũng có thể hát, cũng có thể đờn được nhưng mà cái quan trọng của anh là cái ca từ.

Do đó cái đề tài của tôi là đi vào cái thế giới ca từ. Nói là nhạc của Trịnh Công Sơn nhưng có những bản nhạc tôi không hát những tôi chỉ đọc những ca từ của anh thôi. Ca từ của Trịnh Công Sơn nó có tính chất thơ.

Cái độc đáo của nhạc Trịnh Công Sơn là tính chất thơ của cái ca từ và điểm thứ hai là cái tính chất siêu thực, trừu tượng và có thể anh là người đầu tiên đã mang cái tính chất siêu thực đó vào không những trong nhạc rồi mà con trong thơ nữa.
Cái độc đáo của nhạc Trịnh Công Sơn là tính chất thơ của cái ca từ và điểm thứ hai là cái tính chất siêu thực, trừu tượng và có thể anh là người đầu tiên đã mang cái tính chất siêu thực đó vào không những trong nhạc rồi mà con trong thơ nữa.

Một cái đặc điểm khác của ca từ Trịnh Cộng Sơn thì tuy đặc điểm thì như vậy nhưng không phải Trịnh Công Sơn xa rời cái hiện thực, thành như bên Phạm Duy, tôi nhận xét là ca từ của Phạm Duy thường nghiêng về xu hướng hiện thực mà ca từ của Trịnh Công Sơn nó cả trừu tượng, siêu thực và cả hiện thực chẳng hạn như trong nhạc chiến tranh của Trịnh Công Sơn rất hiện thực như ghế đá công viên dời ra đường phố.

Trịnh Công Sơn mô tả những cái thực cảnh của những cái năm mà gọi là tranh đấu ở miền Trung cho nên tôi nhận thấy rằng là tính chất siêu thực là một và thứ hai là tính chất hiện thực, hai cái tính chất đó đó mâu thuẫn với nhau nhưng cái hay là nói vẫn nằm trong ca từ của anh khi thế này khi thế khác."

Hai dòng nhạc riêng biệt

Phạm Điền: Như ông vừa mới nhận xét thì nhạc của Trịnh Công Sơn khá đơn giản để mọi người có thể chơi được, nhưng mà trong đó ca từ là đặc điểm xuất sắc cống hiến rất nhiều cho cái nền nhạc Việt Nam trong cái giai đọan vừa qua.
Thưa ông, Trịnh Công Sơn nổi tiếng ở cả hai phương diện, nhạc tình cũng như nhạc chiến tranh. Ông có thể cho biết là người ta nhân xét như thế nào giữa hai lằn nhạc đó và Trịnh Công Sơn cái thế đứng trong 2 lằn nhạc đó như thế nào?


Trần Hữu Thục: Như khi nãy tôi cũng có nói, Trịnh Công Sơn có hai dòng nhạc riêng biệt, thậm chí nhiều khi có vẻ như mâu thuẫn nhau. Đó là cái dòng nhạc nói về chiến tranh và dòng nói về nhạc tình yêu và thân phận.

Hai tính chất nó rất tương phản là bởi khi nói về chiến tranh và hoà bình thì anh nói rất là hiện thực, nói như kiểu tây phương thì gần như anh ngã theo xu hướng hiện thực chủ nghĩa, không những anh mô tả thực cảnh chiến tranh mà anh con mô tả cái thực trạng tức là cái cảnh mà chúng ta ai cũng có thể nhìn, cũng có thể nghe, cũng có thể thấy được.

Trịnh Công Sơn có hai dòng nhạc riêng biệt, thậm chí nhiều khi có vẻ như mâu thuẫn nhau. Đó là cái dòng nhạc nói về chiến tranh và dòng nói về nhạc tình yêu và thân phận.

Nói qua về thực trạng chiến tranh, anh để không biết bao vào đó cái ước mơ của mình. Cho nên mình thấy những cái câu đề cập đến vấn đề chiến tranh và tranh đấu thời đó ở các đô thị, ví dụ như là ghế đá công viên dời ra đường phố, người già co ro chiều thiêu thiếu ngủ, người già co ro buồn nghe tiếng nổ, em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi hay là chiều đi lên bãi dâu hát trên những xác người…

Chiều đi lên bãi dâu hát trên những xác người, tức là mô tả trận chiến Mậu thân, cái thời đó những người cộng sản đã đi vào thành phố thì khi ra đi cũng để lại rất nhiều xác người, đồng bào có đủ cái lọai người mà chết, dọc đường, dọc xá, rất là hiện thực.

Cái khuôn mặt bi thảm. Rất là bi thảm, nhưng mà đồng thời, trong lúc thì lạ một cái là trong cái dòng nhạc khác là cái dòng nhạc nói về thân phận con người, nói về tình yêu thì anh sẽ thấy rằng chúng ta đi vào cái thế giới hoàn toàn khác, nó có tính chất gần như là siêu thực, thâm chí anh không có thể dùng luận lý để giải thích được cái ca từ đó.

Chẳng hạn như ru em hài nhung gấm, ru em gót sen hồng, ru bay tà áo rộng, vuợt tình tôi chắp cánh hoặc là mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ tức là những hình ảnh không có trong đời, chẳng hạn như bài vết lăn trầm thì có thể là anh không giải thích được cái gì hết. Anh thấy như bài vết lăn trầm chẳng han, anh hoàn toàn không có thể giải thích. Bởi vì không có hình ảnh nào nó hiện thực cả. Gần như đó là cái thế giới của ý niệm thôi.

Hình ảnh thơ mộng

Phạm Điền: Và trong những ca từ mà ông vừa mới nhắc đến nó là một hình ảnh rất là thơ mộng, tạo cho người nghe những xao xuyến, những cái bâng khuâng, không có liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quá nào ở trong một thân phận như vậy cả.

Thành thử lúc nào nó cũng có vẻ mang mang một không khí nào đó, nó vừa buồn bã, nó có vẻ đứng trước một thế giới hồng hoang. Tôi thấy có nhiều nhận xét của ông về ca từ cùa Trịnh Công Sơn trong cuốn vừa rồi, khảo về các tác giả, các sự kiện.

Ông cho biết thêm khía cạnh nào quyến rũ nhất của Trịnh Công Sơn dù là nhạc chiến tranh hay là thân phận, tình yêu.


Trần Hữu Thục: À tôi thì thấy bởi vì Trịnh Công Sơn thì cũng rất là nổi tiếng về cái nhạc chiến tranh cũng như là cái mơ ước về hoà bình, nhưng rốt cuộc tôi thấy Trịnh Công Sơn vẫn nổi tiếng và tài hoa nhất là trong dòng nhạc nói chung gọi đó là dòng nhạc nhân sinh ca.

Thường thường có nhiều người bảo là nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc tình, nhưng riêng chúng tôi, riêng cá nhân của tôi thì tôi nhận thấy rằng là bởi vì cái nhạc tình của Trịnh Công Sơn, cũng đặc biệt lắm, bởi không phải chỉ là cái tình yêu thuần túy mà nhạc tình của anh, anh đề cập đến thân phận của đời sống của con người nhiều hơn và thứ hai là trong tập Ta Phải Thấy Mặt Trời và Xin Mặt Trời Ngủ Yên thì chúng ta sẽ thấy anh loay hoay trong cái thế giới siêu thực.

Cái thế giới anh nói về quê hương chẳng hạn sau chinh chiến, ôi quê hương thần thoại, thuở hồng hoang đã thấy, đã xanh ngời liêu trai, còn có ai trong cuộc đời, ôi nhân loại còn người và tôi thôi, rồi lang thang như mây trời, đó là một thế giới hoàn toàn hư huyễn, một thế giới mà không dính líu đến thế giới này cả.

Thứ Hai, khi mà anh nói về tình yêu đó thì tôi thấy anh nói một cách không cụ thể như nói với một người tình cụ thể nào đó.

Nhân sinh ca Trịnh Công Sơn

Phạm Điền: Trong cái khám phá điều ông gọi là nhân sinh ca Trịnh Công Sơn, ông có cách trình bày tìm kiếm của ông bằng một cái tượng hình Cõi Thế- Em- Tôi và tất cả 3 phần đó nó ăn thông lại với nhau, giao hoà với nhau. Thưa ông , xin nói tiếp thêm về hình đồ ông đã phác họa trong đó.

Trần Hữu Thục: Tôi nhận thấy rất nhiều người như khi nãy tôi có nói, nhạc của Trịnh Công Sơn chủ yếu là nhạc tình. Nhưng tôi đẩy nó đi xa hơn một chút tức muốn nói nhạc Trịnh Công Sơn là nhân sinh ca, tức là cái tình yêu trong Trịnh Công Sơn cũng là cái tình yêu trong cõi nhân sinh.

Trong lược đồ của tôi, lời ca của Trịnh Công Sơn có 3 hình tượng chính, nó đan xen lẫn nhau, đó là hình tượng về Em, Em không hẳn chỉ là người tình của Trịnh Công Sơn, em có thể là một khái niệm, có thể là một hình ảnh nào đó, một hình ảnh rất là tổng quát, Hình tượng thứ hai là Tôi, bản ngã, tôi đây, ví dụ như là tôi đi ra phố, tôi đi ra đường, tôi gặp em v.v. và cái hình tượng thứ ba là cõi thế.

Ta thấy ở đây các hình tượng đó không chỉ là tôi là chỉ Trịnh Công Sơn hay Em là một người tình cụ thể nào đó mà nói một cách mông lung, ví dụ em nói chung chẳng hạn nhưng mà người tình đó có thể rất cụ thể mà cũng có thể chỉ là một khái niệm, một bóng dáng, hình ảnh nào đó mà thôi.

Còn cái tôi thì anh cũng nói rất nhiều về tôi, nhưng mà cái tôi này thì như anh thấy chẳng hạn như là Tôi Như là người lạc trong đô thị,… hay là trời cao đất rộng một mình tôi đi, hoặc không còn ai không còn ai, chỉ có tôi trong cuộc đời, không chờ ai, không chờ ai, cái tôi đó thì không hẳn chỉ là Trịnh Công Sơn hay là anh hay tôi mà tôi đó là một cái khái niệm, một cái bản ngã, một cái thân phận, một cái kiếp người.

Hoặc là Em, ở trong đấy thì chúng ta thấy, mình cho nhạc Trịnh Công Sơn là tình ca là vì anh nói rất nhiều về em, nhưng mà cái em của Trịnh Công Sơn nó kỳ lắm chẳng hạn vai em gầy guộc nhỏ, hoặc năm ngón tay xanh xao đón ưu phiền… bàn tay của em nó như vậy thì chí là cái ý niệm.

Một cái hình tượng hơn là một cái em nào đó. Hoặc là nắng có buồn bằng đôi mắt em, đôi mắt em nào? Tức là đôi mắt của một cái khái niệm, một hình tượng đẹp, chẳng hạn là như vậy.

Phạm Điền:Chúng tôi xin được cám ơn nhà văn Trần Hữu Thục.



nguồn: www.rfa.org
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho