tin tức




Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Ngôn ngữ Việt trong kèn saxo

--- Theo Người lao động ---


Người VN đầu tiên được học bổng của Trường Berklee College of Music Hoa Kỳ. Một trong những giảng viên đầu tiên soạn giáo án về nhạc nhẹ cho hệ đào tạo âm nhạc chính quy tại VN. Ca khúc Hạ trắng của Trịnh Công Sơn (TCS) là ca khúc khơi nguồn cho sự nghiệp saxophone.
Vào những ngày này, khi nhiều sinh hoạt ca nhạc ở TPHCM đang hướng về việc tưởng niệm hai năm ngày mất của nhạc sĩ TCS, người ta cũng ghi nhận sự xuất hiện thường xuyên và đầy hấp lực của cây saxophone Trần Mạnh Tuấn qua các chương trình biểu diễn, khi thì độc tấu, lúc lại “duo” với ca sĩ Hồng Nhung. Hình ảnh này tuy đã khá quen thuộc trong thời gian vài năm trở lại đây, song sự ngẫu hứng mà Trần Mạnh Tuấn đem đến cho người nghe qua tiếng kèn saxophone lại dường như chưa bao giờ cũ.

. Phóng viên: Cơ duyên nào khiến anh gắn bó mật thiết với âm nhạc cũng như con người của TCS?

- Nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn: Năm lên 8, tôi tình cờ nghe được nhạc phẩm Hạ trắng của TCS qua cuộn băng do nghệ sĩ Trần Vĩnh, một người nổi tiếng với cây saxophone ở Sài Gòn trước đây độc tấu mà ai đó đã tặng bố mẹ tôi. Giai điệu diệu kỳ của bài nhạc đã cuốn hút tôi ngay khi nghe lần đầu và tôi quyết định chọn cây kèn saxo để học mặc dù chưa bao giờ thấy hình thù cây kèn ấy ra sao. Hồi ấy, đối với tôi, TCS là một người quá lớn, quá cao xa và không bao giờ tưởng tượng được rằng sau này, tôi đã có thể ngồi cùng trò chuyện, cùng uống rượu với ông. Tôi rất lấy làm hạnh phúc được TCS yêu quý, coi như người bạn, người em. Ông có rất nhiều bạn và có lẽ trong số đó tôi là người nhạc sĩ nhỏ tuổi nhất. Được gần gũi ông, tôi học được nhiều thứ, ngoài việc hiểu thấu đáo hơn về âm nhạc của ông, tôi còn được nhìn thấy ở ông một cách sống cực kỳ nhân hậu, có tính nhân bản rất cao. Nói đến âm nhạc TCS, người ta thường nói đến ca từ, còn tôi, tôi chú ý đến tính giai điệu. Nhạc của ông, hát hay mà chơi nhạc cụ cũng hay. Tôi thực hiện album Hạ trắng thay cho lời cám ơn thân thương nhất về những gì ông đã dành cho tôi. Tôi nói không quá rằng vì Hạ trắng của ông ngày còn bé ấy mà tôi theo cây saxo và sẽ còn theo mãi...

. Anh quan niệm thế nào về cách “làm mới” nhạc TCS?

- Tuy gần gũi TCS, tôi không biết ông viết nhạc vào lúc nào, cũng không hề thấy ông nghe nhạc bao giờ. Vậy mà những gì ông viết ra, tôi cảm thấy mình phải còn học rất nhiều. Khi phối và chơi nhạc của ông cho công chúng hiện nay, tôi thấy cần phải làm mới nhưng làm mới không có nghĩa là lấy nhạc của mình đè lên tác phẩm gốc mà chính là làm thăng hoa tính dân tộc trong âm nhạc TCS. Tôi nghĩ, mảng này của ông ít ai khai thác. Một bản hòa âm đạt yêu cầu là phải nâng được bản nhạc lên, chuyển tải được hết ý tưởng của tác giả tới người nghe



nguồn: www.hue.vnn.vn
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho