tưởng niệm




Kẻ Du Ca Bất Khuất Của Việt Nam

--- Patrik Sabatier ---


“Không khí đã dễ thở”, Trịnh Công Sơn nhận định như vậy. Tiệm ăn máy lạnh rền vang tiếng nói cười trên một nền nhạc rock Mỹ hoặc tình ca ẻo lả của Hồng Kông từ máy hát vang ra. Bên ngoài khách sạn Tự Do, con rồng chát chúa làm bằng bằng luồng xe gắn máy hòa lẫn vào bản hợp xướng tiếng còi xe trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Các biểu ngữ Pepsi Cola có hàng chữ quảng cáo buổi trình diễn nhạc đêm nay tại cung Cung hữu nghị Việt Xô Hà Nội. Mặt tiền của cung, người ta bán lén lút mỗi vé hai mươi đô la - bằng một tháng lương bậc trung. Đây là lần thứ hai người nghệ sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam tổ chức chương trình ca nhạc tại thủ đô.

Cứ hỏi bất cứ ai, mọi người đều biết “anh Sơn” và cũng biết hát một trong số 700 bài mà anh đã thu hàng triệu bản dưới hình thức băng ghi âm, ghi hình hoặc đĩa cứng, thường là ghi lậu, từ Los Angeles đến Melbourne, hay Paris, ở tất cả những nơi nào có người Việt sinh sống. 55 tuổi, áo sơ mi vải dày, quần jeans, Trịnh Công Sơn là một ngôi sao khó nhận ra, dáng dấp mảng dẻ quá mức trông như một anh chàng mới lớn, lỏng khỏng, lãng mạn.

Anh là tác giả, soạn nhạc, hát, nhưng còn kiêm thi sĩ, nhà văn, họa sĩ và chủ nhân một tiệm ăn nhỏ mà ngon ở Sài Gòn; trước nay anh nói tiếng Pháp và có thiện cảm với Pháp, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu ở Huế, cố đô vốn là trái tim tinh thần của Việt Nam, trước mắt người đồng hương, anh là hiện thân của một niềm vui sống bất khuất đầy hoài niệm qua đó mọi người tự nhận diện ra mình. Anh quả quyết: “Văn hóa Việt Nam tồn tại. Chiến tranh cùng những hậu quả làm đỗ vỡ vật chất. Nhưng linh hồn vẫn sống…”. Chính anh cũng đã đứng vững. Nếu Trịnh Công Sơn phải chọn một hình tượng cây làm biểu tượng thì đó là cây tre, nó mạnh là nhờ uốn dẻo.

Anh là thần tượng của lớp trẻ miền Nam Việt Nam trước 1975, anh đã quyết tâm đề cao khát vọng hòa bình của một dân tộc điêu đứng vì chiến tranh. Binh lính hai miền đều hát những ca khúc buồn bã và nồng nàn của anh. Bị chính quyền Sài Gòn cho là “chủ bại”, nhạc của anh bị cấm. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh, anh đang ở Sài Gòn. Người ta đề nghị anh ra đi. Trong mọi bài hát của tôi, tôi từng kêu gọi hòa bình thống nhất. Làm sao có thể nghĩ tới chuyện ra đi? Nhưng con người hiếu hòa ấy phải trở về Huế, sống đời sống "gần gũi" với nông dân. Mãi đến năm 1979 anh mới quay vào Sài Gòn.

Anh vẫn một mực lạc quan. “Người Việt Nam dễ tha thứ. Họ thừa khả năng quên đi những kỷ niệm không hay”. Huống chi hơn phân nữa những con người ấy chưa tới tuổi 20. Anh không sợ làn sóng xe Honda, loại hạng B của Hồng Kông ư, sự hấp dẫn của đô la và lối sống Mỹ? “Tôi tin tưởng tâm hồn người Việt có thể tiết ra những kháng thể. Chỉ có một số thanh niên mở miệng ra là Michael Jackson hoặc Metallica hoặc đi karaoke… Rồi sẽ qua đi… Đó là một đợt sóng tự nhiên sau bao nhiêu năm không biết tới. Với lại truyền thống và mở cửa không đối chọi nhau…”

Chính anh nêu dẫn văn học Pháp như là một trong hai nguồn ảnh hưởng đến anh, kèm theo dân ca quê hương. Anh gợi dẫn Camus (Lưu đầy và quê nhà) để giải thích một trong những bài mới sáng tác (Một cõi đi về): “… bay từng hạt nhỏ / trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ / Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà…”. Anh kẻ đến tên tuổi Văn Cao, người bạn vong niên và mẫu mực của mình, tác giả quốc ca Việt Nam. “Giá trị nền tảng của người Việt Nam chúng tôi là giá trị nhân bản”, anh nói như vậy.

Anh vừa đi Pháp về, đây là chuyến xuất dương thứ hai của anh kể từ năm 1986. Mắt anh rực sáng: “Ba hôm ở làng Cognac”. Trong ngôi nhà nhỏ ở quận 3 Sài Gòn của anh, một chiếc tủ đựng đầy rượu từ người hâm mộ toàn thế giới biếu tặng, họ vốn biết anh thích rượu, có khi thích hơi quá đà. “Ông Patrick Martell có cho tôi nếm một chai cô-nhắc ra lò năm 1845, một chai khác năm 1875. Tôi là một trong số 250 người được biệt nhãn cho vào hầm rượu thiên đàng của ông. Tôi có luôn một giấy chứng nhận, trong đó có ghi: cửa thiên đàng đã mở đón Trịnh Công Sơn…”

Libération, năm 1994.



nguồn: Trịnh Công Sơn - Một nhạc sĩ thiên tài
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho