tưởng niệm




Di sản Trịnh Công Sơn

--- Lưu Nhi Dũ ---


Hình như chưa có nhạc sĩ nào khi mất đi lại có nhiều bài viết như Trịnh Công Sơn. Bốn năm sau ngày anh mất, đến sinh nhật anh, đến ngày mất của anh, lại có thêm những bài viết mới. Đã có nhiều cuốn sách viết về anh và sẽ còn tiếp tục.
Viết về Trịnh Công Sơn cũng có nghĩa là tiếp tục hát những ca khúc vượt thời gian của anh, tiếp tục thưởng thức phần hồn, phần di sản của Trịnh Công Sơn.
Và có lẽ, chưa có nhạc sĩ Việt Nam nào được người nghe chủ động thưởng thức nhiều đến vậy như những tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Chỉ cần 6.000 đồng, người nghe có một CD vài chục bài hát của anh. Rẻ đến kỷ lục và mua cũng rất dễ dàng, dù cho đến nay chỉ mới có 70 ca khúc của Trịnh Công Sơn được phép lưu hành trong di sản đồ sộ hơn 600 ca khúc của anh.
Nghệ thuật - những tác phẩm nghệ thuật chân chính, tiếng nói chân chính của cái đẹp có quy luật phổ biến riêng của nó để đến với công chúng, vượt biên giới, vượt thời gian và vượt qua những rào cản hữu hình lẫn vô hình. Có khi những tác phẩm như vậy nó tự biến mình thành folklore, thành âm nhạc dân gian để tồn tại hợp pháp, để đến với công chúng.
Có lẽ phần di sản còn “lợn cợn” nhất của Trịnh Công Sơn là mảng nhạc phản chiến. Còn nhớ những năm 1967, 1969, Trịnh Công Sơn cũng phải ấn hành chui những tập ca khúc phản chiến như Ca khúc Da vàng, Kinh Việt Nam, Ta phải thấy mặt trời, Phụ khúc Da vàng. Những tập ca khúc ấy bị lưu đày trên chính mảnh đất Trịnh Công Sơn sống, bởi chế độ Sài Gòn dị ứng với những ca khúc phản chiến ấy. Chỉ với điều này, chúng ta hôm nay dù hẹp hòi, dù phân vân cũng đủ thấy tác dụng của những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn
Hoàng Phủ Ngọc Tường - một người bạn thân của Trịnh Công Sơn - viết: “Cũng như kịch Machbeth của Shakespeare, tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ở thế kỷ 18, âm nhạc Trịnh Công Sơn đã góp phần vào một di sản văn hóa lớn lao của nhân loại, gọi là “nhạc phản chiến” (Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của Hoàng tử bé - NXB Trẻ, 02-05).
...................
Lịch sử là lịch sử. 50 năm nữa, 100 năm nữa, có thể những thế hệ con cháu chúng ta sống trong hòa bình ít nhiều quên đi những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn, nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Nó đã làm xong nhiệm vụ lịch sử: ngợi ca lương tri.
Và Trịnh Công Sơn còn lại những bản tình ca. Anh đến với cuộc đời này để ngợi ca tình yêu, đi tìm thân phận của kiếp người. Đó cũng là những lời ngợi ca suốt đời sống của nhân loại, từ khi loài người biết thưởng thức nghệ thuật; đó cũng là cuộc tìm kiếm tinh thần, bản chất của con người và cuộc tìm kiếm đó chưa bao giờ kết thúc. Do vậy, con người còn yêu nhau, con người còn suy tư, con người còn hát nhạc Trịnh.
Và, giờ phút này, đúng 4 năm sau ngày họ Trịnh về với cát bụi, chúng ta cùng cất tiếng hát với anh, hát tất cả những ca khúc của anh...



nguồn: Người Lao Động
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho