phỏng vấn




Trịnh Công Sơn: 20 năm như thể một ngày

--- Trần Nhật Vy thực hiện ---


30 - 4 - 1975, căn nhà 101 Nguyễn Du - nơi tạm trú của ba người : nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn, họa sĩ Nguyễn Trung và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - không còn ai ở nữa. Khi tôi bước vào nhà, trong sân còn một bức tượng của Lê Thành Nhơn và trong một căn phòng nhỏ tối phía sau nhà là mấy thùng nhạc của Trịnh Công Sơn mới in xong. Tôi rất muốn lấy một tập, nhưng đã có lệnh “không ai được lấy bất cứ thứ gì, nhất là các loại văn hóa đồi trụy”. Thế là tôi cùng các anh em trong nhóm thanh ca tác động của Thành đoàn đành đổ những tập nhạc ấy trên các vũng bùn nhỏ trước nhà để khỏi trơn trợt.
Vậy là Trịnh Công Sơn đã chết - tôi nghĩ. Vậy là anh chàng hát rong từng mơ ngày bình yên sau 20 năm chiến tranh, đã thấy nụ cười rực sángtrên môi người. Và tôi mất đi những bài hát thường lẩm nhẩm một mình, khi vui, lúc buồn. Vài năm sau đó, tôi mua được một bài hát của Trịnh Công Sơn trên vỉa hè Lê Lợi, bài hát dở đến mức cái tựa cũng không thể nhớ được. Trịnh Công Sơn đã chết thật - tôi lại nghĩ thế.

“Đó là những năm tháng mình không viết được gì cả. Nói cho đúng là có viết nhưng không có giá trị gì. Viết để chứng tỏ mình tồn tại thôi” - nhiều năm sau, Sơn nhớ lại :
- Sau năm 1979, khi đã vào Sài Gòn. Không khí của thành phố này giúp mình làm việc được hơn. Song phải đến năm 1985. Mình viết Em ở nông trường, em ra biên giới. Rồi Em còn nhớ hay em đã quên, Mùa thu Hà Nội, Sài Gòn mùa xuân. Và đến 1990 thì Huyền thoại mẹ ra đời.

* Với người yêu nhạc Trịnh, Khánh Ly là giọng ca khó thay thế. 20 năm qua, có lúc nào anh đi tìm người thay thế Khánh Ly ?

Ai cũng thừa nhận Khánh Ly là giọng ca khó lập lại trong đời. Mình biết khó có thể tìm được một giọng ca khác như cô. Mình cũng cố đi tìm một người hát nhạc mình. Rất nhiều ca sĩ hát nhạc mình hay như Lan Ngọc, Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Thu Hà. Trong số đó, mình tìm ra Hồng Nhung. Với tác phẩm của mình, Hồng Nhung có sự đồng cảm.

* Và anh đã viết Bống bồng ơi! vì Hồng Nhung ?

- Cuộc đời của Hồng Nhung có nhiều đau khổ mà tôi rất cảm thông. Và hễ có đau khổ thì mình viết. Viết cho những nỗi đời bất hạnh để chia sẻ với mọi người.

* Dường như sự nối tiếp trong dòng nhạc của anh trước và sau 1975 hơi chậm. Vì sau vậy ?

- Phải nói từ 1987 tới thế kỷ 21 thuộc về thế hệ sau. Hy vọng mình vẫn cùng con đường và nói được những điều mà thế hệ sau vẫn hiểu được, chia sẻ được. Và mình tin mình chưa bị bỏ rơi bởi mình có nhiều bạn bè thành đạt ở thế kỷ 21.




nguồn: www.vuthanh.cjb.net
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho