tưởng niệm




Trịnh Công Sơn Triết Gia Hát Kinh Đầu Sông

--- Hà Quang Minh ---


Lts: Gần nửa thế kỷ qua, có một người nghệ sỹ rong ruổi trên khắp những nẻo đường quê hương. Hành trang của anh giản đơn chỉ là nỗi cô đơn, là những cơn đau, là những suy tưu về kiếp người và về cuộc sống chật chội. Tất cả được dấu sau đôi môi mượt mà buồn vời vợi, dấu sau vầng trán cao lơ thơ những nét tóc đã điểm màu thời gian xa mờ. Những bài thơ anh hát như những lời kinh cầu nguyện cho một niềm u uẩn dai dẳng, một khao khát hoá thân và những dằn vặt chẳng có ai có thể lý giải nổi. Những lời ca như những cánh đỗ quyên ứa máu với sức nặng của trí tuệ khiến người nghe phải nghĩ, phải suy tư và nhiều khi phải khóc. Anh đã đến nhẹ nhàng như thế và rồi một ngày mai, khi cái thế kỷ dã man và đau thương này qua đi, anh sẽ lặng lẽ ra đi đơn côi như những ngày anh còn sống. Những gì còn lại rồi đây sẽ không phải là đôi mắt ấy, là vầng trán ấy mà là những bản tình ca bất tử, là cái tên anh, cái tên Trịnh Công Sơn: triết gia hát kinh đầu sông.

Thập kỷ 60 và 70 có lẽ đã là thời kỳ tàn khốc nhất ở mảnh đất Việt Nam đẹp như thần thoại này. Đạn bom dập vùi trên những làng quê nhỏ bé. Khi ấy, giữa miền Nam khói lửa, có một tiếng hát mới mang những u buồn của chất Blues nấc lên trong từng đêm quạnh hiu xơ xác. Tiếng hát khác biệt hẳn với những điệu Bolero du dương nơi phòng trà và khúc Rock’ N Roll rộn ràng nơi sàn nhảy. Từ thẳm sâu trong những lời ca ấy là cái tả tơi của một tâm hồn vỡ vụn như vỏ sò, nỗi đớn đau của một trái tim bị tổn thương và sự thất vọng của một ý tưởng sáng trong tươi mới nhưu trẻ thơ. Những lời ca ấy vọt ra từ tinh huyết của một người Huế kín đáo, hướng nội và yêu sự thanh bình, một người Huế sinh ra không đúng thời đại, một người bỏ đi tìm lấy cho mình chốn náu thân xa lánh trần gian đạn lửa nhưng rồi chỉ loanh quanh trong cái vòng bi thương hỗn loạn. Chốn nương thân cuối cùng cho anh chính là âm nhạc, là giai điệu, là ca từ, là nơi anh có thể giữ lại cho mình những gì là mộng mị, là nơi anh gửi lại cho đời những ước mơ nhỏ nhoi nhưng chẳng bao giờ có thể vươn tới được.Trịnh Công Sơn đã sống nhưu thế, sống như một thiền sư, sống nhuư một Trang tử giữa thế kỷ 20 và vượt trên tất cả anh sống như một nghệ sỹ đích thực, một nghệ sỹ không nghĩ tới mưu sinh, đã yêu là yêu hết mình, thuỷ chung với một mối tình như anh thuỷ chung với âm nhạc. Những lời ca anh viết đẹp mà hoang vu; tha thiết mà lạnh lẽo; lạ kỳ mà gắn liền với từng kiếp người; mơ mộng mà đời thường; ngây ngô, mộc mạc mà nặng nề ý tưởng triết học... Cái chất liệu hỗn hợp ấy dội lên từ đáy lòng anh, nơi những bi quan, yếm thế, những bế tắc đã tồn tại và tạo nên những giá trị không bao giờ có thể bị lãng quên. Đó là tình yêu, sự tôn thờ hoà bình, tính nhân bản và triết lý sâu xa...Tình yêu trong nhạc của anh là một đề tài được đề cập tới nhiều nhất và cũng là một đề tài buồn nhất. Một tình yêu lớn, đơn độc và nuối tiếc. Một tình yêu mang nặng những đắng cay, những đắng cay đã làm anh phải thốt lên:

Tình yêu mật ngọt,
Mật ngọt trên môi
Tình yêu mật đắng,
Mật đắng trong đời...,,,
Tình yêu vô tội
Để lại cho ai
Buồn như giọt máu
Lặng lẽ nơi này
Trời cao đất rộng
Một mình tôi đi,
Một mình tôi đi
Đời nhưu vô tận
Một mình tôi về,
Một mình tôi về với tôi.(Lặng lẽ nơi này)

Và cũng chính tính yêu ấy đã theo anh suốt cuộc đời, đeo đẳng anh đến nỗi với anh nó đã là một phần của sự sống và anh không còn phải hấp tấp vội vàng như thuở ban sơ nữa:

Tôi đã yêu em bao mùa gió,
Khi lá cây khô bay đầy ngõ,
Yêu em, không cần vội vã...

để rồi với anh, tình yêu ấy với nỗi đau của nó bỗng trở nên đơn giản vô cùng, giản đơn ở chỗ anh chẳng trách cứ gì ai đã để lại cho anh vết thuương lòng:

....Yêu trong nỗi đau tình cờ.(Trong nỗi đau tình cờ.)

Nhưng cũng có lúc, trong nỗi cô đơn dằn vặt, anh chợt thèm một hơi ấm nhỏ nhoi, chợt nhớ một hình dáng đã xa vời, chợt thèm một chỗ dựa cho trái tim, cho tâm hồn đã xác xơ:

...Ngoài phố mùa đông,
đôi môi em là đốm lửa hồng
Ru đời đi nhé,
cho ta nương nhờ lúc thở than...(Ru đời đi nhé)

rồi rên lên trách cứ trong từng tiếng nấc nghẹn ngào của nuối tiếc:

Bỏ mặc căn nhà, bỏ mặc tôi
Bỏ mặc nơi đây, bỏ mặc người
Bỏ mặc tôi lại, tôi là ai?
Em đi bỏ mặc con đường.

(Em đi bỏ mặc con đường.)

Tình yêu mãnh liệt là thế nhưng cũng buồn là thế. Nhưng trái tim cô đơn kia đâu chỉ chật hẹp trong khuôn khổ của tình cảm lứa đôi. Còn đó cả một khoảng rộng cho quê hương, nơi những ước mơ ngày còn thơ dại đã được bay trong không gian nhuốm màu huyền thoại. Thế cho nên, chỉ đôi khi, giữa chốn xa lạ nào đó, giữa chặng dừng của cuộc phiêu lưu kiếm tìm chốn nương thân, người nghệ sỹ bỗng thổn thức vì một tiếng nói đồng hương:

Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng ngưuời gọi tôi nghe tiếng rất nhu mỳ
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ?

Rồi một lần kia khăn gói đi xa
Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ?

(Bên đời hiu quạnh)


Rồi anh cũng đã hát lên tiếng than bi ai khi trên mỗi nẻo đường anh qua, quê hương Việtnam chỉ có lửa đạn chiến tranh và những xác nguười đã khuất:

...Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương
Còn có ai trên cuộc đời...
...Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại,
Thuở hồng hoang đã thấy, đã xanh ngời liêu trai

(Xin mặt trời ngủ yên)

Nhưng anh hát để nhắc nhớ loài người rằng những ngưuời đã nằm xuống ấy là những người đã chết để cho quê hương được thấy ngày mai:

Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co...
...Việtnam ơi xác thơm hơi cho đất ngày mai...
...Bên xác người già yếu có xác còn thơ ngây...

(Hát bên những xác người)

Cứ như thế, cùng với một tình yêu mất mát, anh đã đi, đi hai mươi năm trời để tìm được gì. Tất cả những gì mà TCS nhìn thấy chỉ là những mất mát còn lớn hơn, những mất mát mà bom đạn đã tạo nên; mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha...Và từ những thổn thức cùng với sự bế tắc đến tột cùng của một kiếp người anh lại hát cho ước mong hoà bình, ước mong một ngày quê hương thần thoại chỉ còn màu xanh của rừng, của sông biển và những mái tóc thanh xuân:

Lại gần, gần lại với nhau, ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên nhau đừng bỏ tôi đi
Hai mươi năm rồi, còn gì cho anh, còn gì cho tôi, còn gì cho em?
Không còn gì, không còn gì
Còn lại chiến tranh.
Đêm sông Hương mong nhớ, ngày Cửu long mơ
Mơ thấy gì
Mơ một ngày Hồng hà góp hội trùng dương.

(Lại gần với nhau)


Anh cũng hát để thức tỉnh loài nguười rằng chiến tranh là tàn khốc, là cái chết, là sự huỷ diệt:

...Khi đất nước tôi không còn chiến tranh
Mẹ già lên núi tìm xưuơng con mình
Khi đất nước tôi thanh bình
Tôi sẽ đi thăm làng xóm thành đồng, đi xem từng khu rừng cháy nám...

(Tôi sẽ đi thăm)


Thế nhưng đáp lại lời anh chỉ là tiếng súng nổ, đạn gầm và những ánh mắt nhìn xa lạ. Thật sự, TCS đã văng ra khỏi cái xã hội chinh chiến điên đảo ấy, anh cô độc đến lạc loài, cô độc trước những thờ ơ lãnh đạm của những kẻ đang cầm súng nã vào đồng bào, những kẻ đang chìm trong bể suy đồi khi mà những người nối người vẫn ngã xuống, khi mà mộ bia vẫn ngày ngày xếp hàng. Anh đã co lại trong góc sâu nhất của cõi đời như một con thú bị thương mang một cái nhìn lạnh lẽo, sợ hãi và chứng kiến những con người ấy như hàng tượng đá vây lấy mình:

...Nhìn lại quanh đây, lô nhô loài ngưuời...

Rồi chợt vui khi có những người đã nghe tiếng anh gọi đến quanh anh tề tựu, cùng sẻ chia, cùng buồn, cùng vui và cùng khát khao một ngày thanh bình cuộc đời im tiếng súng:

...Mọi ngưuời vẫn tới, ta chưa lạc loài...

Từ đó, tình yêu thương anh dành cho đồng loại cũng cất lên tiếng hát, tiếng hát của nhân bản, tiếng hát chỉ biết ngợi ca yêu thương, tiếng hát bỏ quên hận thù:

...Anh nằm xuống, cho hận thù và lãng quên tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa về cội nguồn...
...Anh nằm xuống như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà...
(Hát cho một ngưuời vừa nằm xuống)

Anh hát lên một thứ tình cảm vượt trên mọi thứ tình cảm thường tình khác là tình đồng bào, kêu gọi những nguười cùng máu đỏ da vàng đừng nã súng vào nhau, đừng quên nguồn gốc, đừng quên nguười cha xa xưa:

Dậy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên màu da, con chớ quên màu da nước Việt ta
Mẹ trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đưuờng xa, ôi lũ con cùng cha, quên hận thù

(Gia tài của mẹ)

Anh cảm thương cả những kẻ khốn cùng, những người sống trong cảnh lưu lạc truân chuyên chỉ vì chuyện mưu sinh miếng cơm manh áo:

Em về đâu hỡi em, hãy lau khô dòng nước mắt
Đời gọi em biết bao lần...
...Đời gọi em về giữa yêu thương để trả em ngày tháng êm đềm...
...Hãy chôn vào quên lãng nỗi đau hay niềm cay đắng...
...Hãy yêu khi đời mang đến một cành hoa giữa tâm hồn

(Đời gọi em biết bao lần)


Ghế đá công viên dời ra đưuờng phố, người già co ro chiều thiu thiu ngủ
Người già co ro buồn nghe tiếng nổ
Em bé loã lồ khóc tuổi thơ đi

(Ngưuời già em bé)


Trong những tình cảm thiêng liêng và tha thiết ấy, TCS đã thổi cái chất triết lý thuần tuý phuương Đông vào những ca khúc mà anh hát, cái triết lý anh tôn thờ, triết lý tạo nên những con người đôn hậu, thuần phác. Nghe những bài hát của TCS, ta mới thấy nó thấm đẫm những giáo lý của Phật giáo (đặc biệt là phép luân hồi) và đọng lại đầy những tinh thần của học thuyết Trang tử (sự tương đối, sự vận động và quan niệm cái chết cũng như sự sống). Những lời ca khó hiểu và đòi hỏi người nghe phải có trình độ thưởng thức văn học cũng như hiểu biết về triết học. Và "nhà triết học" TCS đã hát những lời kinh ở đầu con sông (trích lời bài đoá hoa vô thường), lời kinh âm u, mênh mang, ngọt ngào nhuưng cũng đắng cay như hương vị của đời. Đó là cái tài của ngưuời nghệ sỹ. Thực sự, từ trước đến nay, triết luôn khô khan với những lý luận của nó nhưung khi triết học được chuyển tải bằng giai điệu và ca từ thì có lẽ không thể không đi vào lòng người. Nếu Trang tử đã nói về sự tương đối bằng sự ẩn dụ: "Không có gì nhỏ hơn biển cả và không có gì lớn hơn đầu sợi lông mùa thu" thì TCS lại hát:

...Từng giọt sương thu hết mênh mông...

Tuyệt diệu, cũng muốn nói về sự tương đối nhưng TCS đã thu cả vũ trụ vào trong lòng hạt sương chỉ vì nó trong văn vắt và phản chiếu cả môi trường xung quanh trên bề mặt của nó. Có như vậy, ta mới thấu hiểu hạt sương mới lớn làm sao và trời đất thật quá bé nhỏ. Cũng nhưu vậy, anh mang cả thuyết "tề vật", coi mọi vật đều gặp gỡ nhau vì cái duyên của vũ trụ gói trọn trong hai câu hát nhỏ:

...Những giọt mưa, những nụ hoa hẹn hò gặp nhau truước sân nhà
Không hẹn mà đến, không chờ mà đi...

Hơn cả thế, sự vận động cũng đưuợc miêu tả hết sức truyền cảm và nhuần nhị:

...Con sông là thuyền, mây cao là buồm...
...Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta...

Rồi cả thuyết hiếu sinh, tôn trọng sự sống cũng được TCS hát với niềm tin tha thiết:
...Bên trời xanh mãi những nụ mầm mới
Để lại trong cõi thiên thu hình bóng nụ cười.
(Bốn mùa thay lá)
Còn về cái chết thì sao? Anh coi nó cũng như sự sống và vì thế anh đã dám mơ tới nó với một sự lạc quan:

...Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời
Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên kìa....

(Bên đời hiu quạnh)

Đúng là TCS phải lạc quan vì anh hiểu cái chết là bắt đầu của một kiếp sống mới. Nhiều người cho rằng, bài "Cát bụi" là bài rõ nhất về tư tưởng luân hồi của TCS nhưng tôi luôn cho rằng bài "Ngẫu nhiên" mới xứng đáng với đánh giá đó. Chỉ vài câu thôi nhưng anh đã cho thấy cái chết cũng như sự sống không có đầu tiên cũng không có cuối cùng mà con người cũng như sự vật chỉ biết rằng mình đang ở kiếp gì và đó cũng chỉ là sự tình cờ của tạo hoá mà thôi:

Không có đâu em này không có cái chết đầu tiên
Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng
Tự mình biết riêng mình
Tự mình biết riêng ta.

Cứ như thế, cuộc đời TCS như một ca khúc trọn vẹn buồn và đẹp tràn trề những ý tưởng. Anh vẫn hát kinh đầu sông, vẫn tiếc nuối những ngày ra đi để rồi khi ra đi lại thèm muốn ngày trở về (Trong khi ta về lại nhớ ta đi). Cuộc đời vẫn loanh quanh tìm một chốn cho riêng mình cùng tiếng hát của một nghệ sỹ đích thực, tiếng hát của một trái tim thương yêu và tiếng hát của một triết gia. Rồi một ngày nào đó, anh sẽ đi thật xa khỏi cuộc đời này và anh vui vẻ đón nhận nó vì anh biết đó sẽ là sự khởi đầu cho một kiếp mới. Biết đâu, anh sẽ là một cây xanh bốn mùa toả bóng hay là một con cá nhỏ trong thênh thang biển rộng. Nhưng tôi ước sao anh sẽ trở thành một chú sơn ca vì tôi biết rằng đó sẽ là chú sơn ca hót hay nhất trong cõi mênh mông này.



nguồn: www.ttvnol.com
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho