tin tức




Phỏng vấn Ca Sĩ Khánh Ly

--- Hương Ly ---


- Xin chào ca sĩ Khánh Ly và rất là cám ơn ca sĩ Khánh Ly đã đến với chuyên mục phỏng vấn hàng tuần của đài BBC Luân Đôn . Trước hết xin ca sĩ cho biết đôi nét về thân thế sự nghiệp của mình ạ. Khi nào thì ca sĩ bước vào lĩnh vực âm nhạc ạ?

- Thưa trước hết chị cho phép Khánh Ly được gởi lời chúc mừng đầu năm đến tất cả những người VN ở trên khắp thế giới nói chung một lời chúc mừng năm mới nhiều sức khoẻ hạnh phúc và may mắn .

Thưa chị nếu mà nói về đi hát chính thức để trở thành chuyên nghiệp thì Khánh Ly đã bắt đầu từ năm 16 tuổi. Còn trước đó nữa có lẽ nhờ ảnh hưởng của ông cụ cho nên Khánh Ly biết hát cùng lúc với biết nói lẽ dĩ nhiên thời gian đó mình hông tính làm gì (cười ), nhưng mà khi bắt đầu trở thành chuyên nghiệp hát và làm ra tiền là từ năm 16 tuổi tức là năm 1962 .

Vậy thưa ca sĩ lúc đó ca sĩ bắt đầu ca nghiệp hát của mình là ở Sài gòn?

- Dạ thưa em bắt đầu chính thức chuyên nghiệp hát ở SG vì hồi di cư em mới có 9 hay 10 tuổi thôi.

- Vâng thưa ca sĩ thì lúc đầu bước vào nghiệp ca hát thì có kỷ niệm nào mà ca sĩ nhớ nhất ạ?

- Em có nhiều kỷ niệm lắm mà nặng nề nhất là cái gánh gia đình, tại vì gia đình em quá khó cho nên không có bằng lòng cho em đi hát và em phải trải qua rất là nhiều cơ cực ở trong gia đình do đó chuyện hát hò là những kỷ niệm em không bao giờ quên được với sự khắc khe tàn nhẫn của bố mẹ em. Bây giờ mình nghĩ lại nếu như các cụ cấm mình đi hát, đôi khi các cụ cũng có lý chứ không phải là không.

- Vâng dạ thưa ca sĩ có nhớ được một trong những ca khúc đầu tiên mà ca sĩ đã hát là ca khúc gì không và lần đầu tiên ca sĩ xuất hiện trước công chúng, trước khán giả thì ca sĩ cảm thấy thế nào ạ?

- Bài hát đầu tiên mà em biết hát đó là bài "Chiều Vàng" của nhạc sĩ Nguyễn văn Khánh, bài " Con Thuyền Không Bến " của nhạc sĩ Đặng thế Phong và tất cả nhạc của Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Từ Linh và bài "Biệt Ly" của nhạc sĩ Dzoãn Mẫn. Lúc đó em vì còn quá nhỏ, chưa có đủ tuổi vào vũ trường, cho nên em mới đi theo người anh của em và khi vào vũ trường em cứ tự động leo lên sân khấu hát thôi, vả lại em cũng chẳng thấy ai phản đối ngay cả chủ còn người nghe nhạc thời đó chỉ đến để nhảy không à chứ chưa có phòng trà gì hết . Năm 1960 hay 1961 em chỉ lên hát chơi thôi cho đến năm 1962 thì em mới chính thức được nhận hát cho một phòng trà thật sự là một quán cơm của sinh viên ở đường Bùi Viện tên quán là Anh Vũ ở chỗ ngày xưa người SaiGon gọi là " Ngã tư Quốc tế " lúc đó tiền lương của em rất ít vì họ trả tượng trưng thôi tại vì em không phải là ca sĩ nổi tiếng mà chỉ là một khuôn mặt mới lạ. Coi như là họ thưởng tiền cho mình chứ không phải trả lương.


- Thế nhưng lúc đó ca sĩ mới 16 tuổi thôi mà đã trình bày những ca khúc như "con thuyền không bến " và những ca khúc mang tâm tư cả một đời người . Vậy thì tại sao lúc mới 16 tuổi mà ca sĩ đã chọn những ca khúc đó để mà trình bày ạ?

- Em được ảnh hưởng của ông cụ em . Từ khi em vừa tập nói , ông cụ em chơi đàn Mandoline mà lại hay hát những bài đó . Em đã bị nhập tâm từ lúc mới 2 hay 3 tuổi cho nên em đã biết những bài đó . Sau di cư em chọn toàn nhạc tiền chiến không thôi mặc dù là còn nhỏ em không có thể có cảm giác nào với những bài hát, viết trong thời đó . Lúc nào em cũng nhớ tới các bài hát mà các nhạc sĩ đa số đều còn ở lại miền Bắc .

Khi mà nói về sự nghiệp và ca hát của mình , giai đoạn nào đối với ca sĩ là đáng nhớ nhất ?

Thưa chị giai đoạn đầu phải trải qua nhiều khó khăn, cực khổ bởi vì chỉ có một thân một mình không có một người nào đỡ đầu hay là hướng dẫn .Tự động mình phải tìm cho mình một chỗ đứng rất là khó khăn . Lúc đó phong trào ca sĩ rất là một hiện tượng mới lạ đối với Saì Gòn . Tổng cộng chỉ có khoảng chừng mười ca sĩ đang có mặt trong thành phố . Giai đoạn thứ hai đáng nhớ là lúc em được đi hát với nhạc sĩ TCS . Và giai đoạn thứ ba là lúc em đã ra nước ngoài rồi .

- Ca sĩ vừa mới nhắc đến giai đoạn thứ hai tức là lúc ca sĩ được đi hát với nhạc sĩ TCS , và phải nói rằng khi mà nói đến KL thì người ta không thể tách rời tên tuổi của một nhạc sĩ nổi tiếng trong âm nhạc đó là nhạc sĩ TCS , và cách đây nhiều năm tức là đầu thập niên 80 thì chính ca sĩ có viết một bài mà về sau tờ "Tin Thanh Niên" ở VN có đăng lại , bài có nhan đề "Sống giưã đời sống cần có một tấm lòng " . Ca sĩ đã kể lại sự hội ngộ giữa ca sĩ và nhạc sĩ TCS như thế naò, bây giờ xin ca sĩ cho quí khán giả của đaì BBC biết cái gì đã đưa đẩy ca sĩ đến với nhạc sĩ TCS được hay không ạ ?

- Em là một ngươì mê hát và đối với em âm nhạc là một tôn giáo cho nên em không bị lệ thuộc vào tiền . Có được thì tốt , không thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến em, tại vì khi mà em chính thức đi hát thì em đã bị gia đình từ, và từ đó em sống nhờ bạn bè . Mỗi người cho một tí mắm , một chút gạo đại khái như vậy cuñg đủ giúp cho em có cuộc sống tự lập .

Năm 1964, anh TCS ở Lâm Đồng đang đi tìm một người hát nhạc của anh với điều kiện là hát không lương , không một đòi hỏi nào khác ngoại trừ hát . Nhạc sĩ Huynh Cường là một người bạn chí thân của anh TCS từ nhỏ có nói với anh " ở Đà Lạt có một con nhỏ hát nghe cũng được lắm, bây giờ "toi " cứ thử lên nghe thử coi ! " .

Rồi vào một đêm của năm 1964 , em không còn nhớ tháng nữa, anh TCS lên Đà Lạt và đến Vũ Trường " Night Club " để ngồi nghe em hát . Anh tới làm quen và tự giới thiệu tên mình . Sau đó hai anh em tập hát với nhau .
Em với anh TCS quen nhau rất nhanh gần giống như bị điện chạm . Hai người bắt được cảm nghĩ , cảm nhận của nhau rất lẹ . Anh TCS không có tốn nhiều thì giờ lắm để tập hát cho em .

Sau đó anh muốn em về Saì Gòn để hát nhưng em từ chối bởi vì em quá yêu Đà Lạt với sự yên tĩnh không bon chen chạy chọt khắp nơi tìm hát . Hơn nữa ở đó em cũng không quen ai là nhạc sĩ để đỡ đầu .

Đến năm 1966 , em đã mất liên lạc với anh TCS vì anh đã trở về SG.

Đến năm 1967 sau lần "ly dị " đầu tiên , em tới SG và gặp anh TCS . Thời gian đó anh chỉ hát một mình thôi vì lẽ không tìm được người để đi hát với điều kiện anh đã nêu ra . Khi gặp lại em , anh rất mừng và hỏi " Mai có rảnh thì đến đây hát với anh ? " . Em nhận lời liền và từ năm 1967 đến 1975 dù có anh Sơn hay không để đàn em vẫn đi tới các trường đại học , trung học , các viện mồ côi , nhà thờ, nhà chùa hoặc là những tiền đồn xa xôi để hát đương nhiên lúc nào cũng theo điều kiện trên .

- Và thưa chị sau này có thể nói là ngoài ca sĩ KL ra còn có rất nhiều ca sĩ khác hát nhạc của TCS , thế nhưng công chúng vẫn đánh giá rằng ca sĩ KL đã chuyển tải một cách có thể nói là có một không hai những ca khúc của nhạc sĩ TCS . Vậy thì xin chị cho biết là lúc chị hát các ca khúc của nhạc sĩ TCS thì điều gì đã làm cho chị có thể chuyển tải được một cách khác biệt như vậy ?

Và thưa chị điều thứ nhất là em gần anh Sơn nhiều . Khi Anh Sơn ngồi bên em cho dù là cả một ngày hay cả một năm đi chăng nữa cũng rất ít nói về bài hát , nhưng khi anh hát một bài nào đó là em cảm nhận được ngay những điều mà anh Sơn muốn gởi gấm trong baì hát và em nhập tâm liền . Em có một cảm giác là anh Sơn viết bài này cho mình và em tìm thấy được cái dáng của mình, cái đời sống của mình, cái cảm nghĩ của mình , cái tình yêu của mình ở trong các ca khúc của TCS dẫu rằng anh viết bài đó cho một ngươì khác ở trong một hoàn cảnh khác . Vì thế anh Sơn không cần phải nói nhiều với em về bài hát mà anh đã viết trừ những bài về Ca Khúc Da Vàng . Đôi lúc có những điều em không hiểu em hỏi lại và anh không bao giờ ngần ngại cắt nghiã cho em nghe .
Sau này có nhiều ngươì hát nhạc TCS, theo em thì cũng rất là đạt . Em thấy là một bài hát của một nhạc sĩ sáng tác , không thể nói là được dành riêng cho một người nào dẫu rằng trong lòng người nhạc sĩ đó nghĩ đến người ca sĩ đó để viết baì hát đó . Không thể nói được ông ấy viết bài này cho tôi chỉ để một mình tôi hát thôi . Theo em, càng nhiều người hát thì càng tốt bởi vì mỗi ngươì có thể diễn tả bài hát theo cảm nghĩ của mình , cảm xúc mà lúc đó nó bộc phát như thế nào qua bài hát đó . Và như thế ca sĩ đã làm cho dòng nhạc của người nhạc sĩ đó trở nên phong phú hơn , giầu có hơn . Nếu như chỉ nghe một người hát nhạc của một nhạc sĩ nào đó quá lâu, có thể là vì thói quen , rồi tới lúc nghe một người khác hát thì đôi khi có thể bị "sốc" vì ngươì nhạc sĩ đó với người ca sĩ đó đã là kỷ niệm một phần đời của họ , không có gì có thể thay thế được .

- Thưa ca sĩ KL khi nói về những kỷ niệm chị đã đi hát với TCS, kỷ niệm nào được coi là đáng nhớ nhất ạ ? Cách đây nhiều năm khi các con trai của chị có ra một cuốn video để kỷ niệm 30 năm đời ca hát của chị , trong đó có những thước films tư liệu ghi lại những lần chị diễn những tập trong Ca Khúc Da Vàng của nhạc sĩ TCS, chị có thể cho biết một vài nét về những giai đoạn đó hay không ?

Đó là một giai đoạn rất khó khăn cho anh TCS bởi vì anh bị cả hai phía dồn anh , gần như là săn đuổi anh và gây nhiều khó khăn . Bên VN cộng hoà thời đó có nhiều người che chở giúp đỡ anh Sơn và ở bên phía miền Bắc thì cũng có bạn bè muốn lôi kéo anh Sơn về phía của họ . Cho nên anh Sơn không ở được chỗ naò yên được . Anh luôn luôn phải di chuyển , vì anh không muốn đứng về phía nào cả . Ý của anh là anh chỉ là một người sáng tác nhạc và anh không làm chính trị . Anh không muốn bị lôi kéo , bị trở thành một công cụ cho bất cứ một người naò dùng anh để mà sáng tác nhạc riêng cho bên nào . Thành ra đó là một giai đoạn rất khó khăn cho anh Sơn và em cũng ít được gặp anh trong những năm sau tết Mậu Thân . Anh về Huế và em phải bay ra Huế để gặp anh TCS thì tình trạng đã được trở lại gần như là bình thường vào năm 1970 . Tuy thế , lúc đó chỉ có khi naò đặc biệt lắm anh mới đàn cho em hát thôi .

- Vâng thế thì xin chị cho biết kỷ niệm naò khi làm việc chung với nhạc sĩ TCS là đáng nhớ nhất trong cuộc đơì của chị ?


Thưa chị là khoảng thơì gian đầu khi mà tập dượt với nhau là giai đoạn rất là đáng nhớ vì anh Sơn không phải người dễ tính . Anh rất nghiêm chỉnh trong công việc và anh muốn người hát với anh cũng phải nghiêm chỉnh giống như vậy đối với những nhạc phẩm của anh . Cho nên em hoàn toàn tôn trọng tất cả những ý kiến của anh TCS . Đó là thời gian rất khó khăn khi em bị anh Sơn bắt em chuyển từ giọng óc qua giọng bụng . Em phải tập dượt mấy tháng trời và bị tắt tiếng một tháng không hát được . Kỷ niệm kế tiếp là năm 1992, khi gặp nhau lại lần thứ hai . Trước đó vào năm 1988 em đã gặp lại anh ở Paris . Thời gian đó gặp gỡ nhau chỉ có ba lần thôi . Lúc đó anh em gặp nhau chỉ có ôm nhau mà khóc thôi chứ không có hát hò gì được nhưng mà năm 1992 khi anh Sơn qua Canada để chữa bịnh thì em được gần anh Sơn nhiều hơn và anh Sơn tập cho em một số những bài mới như là bài " Tôi đang lắng nghe " , "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" , bài "Một Cõi Đi Về" anh Sơn đã sáng tác và tập cho em từ năm 1973 ở ngoài Huế , nhưng vì tập nhanh quá cho nên em hát sai và đến năm 1992 thì anh mới tập lại bài đó cùng với một số bài mới anh đã viết sau này . Đó là thời gian rất là đẹp mà em được gặp anh Sơn ở VN (chắc KL nói nhầm chỗ ). Năm 1997 khi em trở về VN thì chỉ được gặp anh Sơn có 5 ngày thôi . Nhưng năm 2000 khi em trở về lại , thì em được ở gần bên anh đến ba tuần lễ . Ngày nào cũng thế hai anh em ngồi bên nhau từ sáng cho đến sau nửa đêm thì em mới trở về nhà riêng của mình . Tuy thế cả hai cũng không nói được nhiều . Anh đã tập cho em nhưñg baì hát coi như là những bài hát cuối cùng của anh .



nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/features.shtml
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho