tin tức




Sẽ có đường phố mang tên Trịnh Công Sơn ở Huế

--- không rõ tác giả ---


UBND TP Huế cho biết, tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được đưa vào quỹ tên đường phố của Huế và họ đang tìm một con đường tương xứng ở phường Thuận Hoà để đặt tên. Ðồng thời, TP Huế cũng đang xúc tiến một vị trí hợp lý để xây dựng nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn.

Con đường ấy, ngôi nhà lưu niệm ấy sẽ là nơi nghỉ chân của nhạc sĩ mỗi khi đi hát rong. Ông đã nguyện mình là kẻ hát rong, thì đâu còn chốn riêng tư cho mình. Nay đây mai đó, ở trọ với đời và mỗi ngày ông chọn một niềm vui.

Nhưng dù ở cõi tạm trăm năm, ông sống với tình yêu lớn lao với nhân gian. Về không gian ngỡ như nơi trú ngụ hữu hạn, nhưng về thời gian không chỉ có chốn xa xăm cuối trời kia, mà ông đã sống bằng hàng triệu cuộc đời và tình nghĩa lại không cùng. Cái vô hạn của tình yêu cuộc sống ấy đã đem lại những niềm xúc động lớn lao cho người đời.

Chính những nỗi đam mê trong tình yêu của ông đã bao trùm sự sống và tạo nên những mỹ cảm trác tuyệt trong bi kịch của số phận. Những nỗi buồn trong con tim ông đã đập theo một nhịp điệu khác lạ, nó lung linh hơi thở của nắng, nó reo vui theo khúc ca của biển cả, nó lắng đọng theo cánh diều tuổi thơ và nỗi buồn ấy đã trở thành một thánh địa ca tụng tình yêu.

Nếu không có tình yêu trong ông thì làm sao có được nỗi đau Rơi lệ ru người, làm sao có được Phúc âm buồn và làm sao có được khúc cảm đồng dao Giữa ngọ. Nghe ông hát hồn nhiên với nỗi buồn, thành thật với lời ca Tôi ơi! Ðừng tuyệt vọng mới hay ông yêu cuộc đời này biết bao.

Trong số những ca khúc trong CD Ca khúc da vàng, bài hát Ngủ đi con được trao giải Ðĩa vàng ở Nhật Bản năm 1972. Người đời nói ông đánh đổi cả cuộc đời mình vì tình yêu đất nước và âm nhạc. Có lẽ đúng, cái quán trọ trần gian này không chỉ là hình ảnh riêng lẻ khiêm nhường mà chính là bầu trời và đất mẹ đã nuôi dưỡng ông với nguồn sống bất tử.

Và thật kỳ diệu thay, chính từ cái quán trọ tình yêu ấy ông đã viết tiếp những ca khúc để trả nợ đời như một sự dâng hiến trọn đời. Có thể nói niềm hân hoan về cuộc sống mới đã reo ngân trong những lời ca giàu sức truyền cảm qua Chiều trên quê hương tôi, Quỳnh hương, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Em còn nhớ hay đã quên, Ðời gọi em biết bao lần, Huyền thoại mẹ, Nhớ mùa thu Hà Nội... Và đặc biệt ca khúc Ðồng dao 2000 đánh dấu một điểm chói sáng về niềm vui và tình yêu của ông đối với dân tộc trước ngày tận thế.

Tình yêu của người đời ở các quán trọ trần gian đối với ông thật cũng vô bờ bến, ngoài kỷ lục 2 triệu đĩa năm 1972 phát hành tại Nhật thì cho đến nay, ông cũng là người giữ kỷ lục được nhiều người yêu thích nhất.

Ðã 100 ngày xa cách quán trọ tình yêu, ông để lại nguồn cảm hứng về tình yêu sự sống hết sức sâu lắng cho mọi người, rồi trở về với cát bụi. Ôi cát bụi tuyệt vời/Mặt trời soi một kiếp rong chơi là thế. Và, ông đã trả xong món nợ đời, để lại hàng trăm ca khúc, một kho tàng nhạc điệu, đánh thức tình yêu và lòng nhân ái giữa con người với con người ở cõi trần gian này.



nguồn: Theo Tuổi Trẻ, Hà Nội Mới
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho