bài viết




Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn - Phần 2

--- Yoshii Michiko ---


II - NHỮNG BÀI HÁT PHẢN CHIẾN CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

I – 1 Vị trí quan trọng của những bài hát phản chiến trong tác phẩm của anh.


Trước khi xem qua việc sáng tác của tác giả, chúng ta hãy thử xếp những bài hát chống chiến tranh của anh trong toàn bộ sự nghiệp sang tác của anh và rút ra một khái niệm cho tuyển tập. Những bài hát này là những bài chủ đạo hay chỉ chiếm một chỗ thứ hai hoặc là những bài hát ngoại lệ?

Trước hết chúng ta hãy xét về mặt số lượng. Cho đến bây giờ có bao nhiêu bài hát anh đã sang tác, và có bao nhiêu bài trong số đó là những bài hát chống chiến tranh? Câu hỏi đặt ra thật khó trả lời một cách chính xác, bởi vì, hiện tại một số lượng lớn tác phẩm của anh không còn tìm thấy, mà chỉ dựa vào trí nhớ của tác giả hoặc của các ca sĩ. Tuy nhiên, theo ước tính của chính tác giả Trịnh Công Sơn, chúng ta có được con số sau:

Từ 1959 đến 1972: 300 bài hát
Từ 1972 đến 1975: 50
Từ 1975…: 100
Tổng cộng: 450 bài hát.

Phần tôi, tôi đã tìm tòi khắp nơi: các ca sĩ, những người hâm mộ xưa kia và cả những bạn bè cũ của tac1 giả mà hiện tại đã di tản sang châu Âu cũng như chính nghệ sĩ tại Sài Gòn, bằng những cách đó tôi đã có thể tìm thấy những bản nhạc, trên những tờ giấy đã ngả màu vàng hoặc trong những băng cassette bám đầy bụi và một số lượng lớn các băng nhạc mà hết phân nửa đã bị hư. Cuối cùng gút lại được những con số sau:

1959 ~ 1972: 136 bài hát (trên 300)
1972 ~ 1975: 32 bài (trên 50)
1975 ~: 36 bài (trên 100)
Không biết năm nào: 02 bài

Tổng cộng: 196 bài hát (trên 450) chiếm 44% tác phẩm của anh!

Thật đáng tiếc, hơn phân nửa tác phẩm đã bị mất. Hy vọng rằng những bài còn lại là những bài hát hay nhất. Thôi thì hãy bằng lòng với việc dựa vào 196 bài hát này để phân tích.

Việc phân làm 3 giai đoạn ở bảng trên, dựa vào chuyển biến của những điều kiện lịch sử. Giai đoạn đầu (1959 – 1972) tương ứng với việc sáng tác một cách không chính thức, dưới chế độ quốc gia của miền Nam Việt Nam. Giai đoạn thứ hai (1972 – 1975), là thời kỳ cấm đoán gắt gao việc xuất bản dưới chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, và cuối cùng là giai đoạn thứ ba (1975) giai đoạn cuối của cuộc chiến và dưới chế độ XHCN. Vậy là giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tác giả đã lăn xả trong phong trào chống chiến tranh, chúng ta sẽ quan tâm đến việc nghiên cứu này. Như vậy, những bài hát của thời kỳ này giới hạn trong 136 bài.

Thế mà, trong 136 bài hát này, có 127 bài được tập hợp trong 11 tuyển tập sau:
1- Ca khúc Trịnh Công Sơn: Thần thoại quê hương, tình yêu và thân phận, 1966
2- Tình khúc Trịnh Công Sơn, 1967
3- Ca khúc da vàng, 1968
4- Kinh Việt Nam, 1968
5- Ta phải thấy mặt trời, 1969
6- Như cánh vạc bay, 1970
7- Cỏ xót xa đưa, 1970
8- Khói trời mênh mông, 1971
9- Tự tình khúc, 1972
10- Phụ khúc Da vàng, 1972
11- Lời đất đá cũ, 1972.


Bốn trong những tuyển tập này hoàn toàn là những những bài hát phản chiến 3- Ca khúc da vàng, (1968), 4- Kinh Việt Nam, (1968), 5- Ta phải thấy mặt trời, (1969), 10- Phụ khúc Da vàng, (1972) tổng số các bài hát trong bốn tuyển tập này là 46. Mặt khác, chúng tôi, còn tìm thấy 16 bài phản chiến trong những tuyển tập nhạc khác. Và trong số (136 – 127) có 9 bài hát không thuộc các tuyển tập này và có 7 bài cũng là những bài hát phản chiến. Như vậy chúng ta có tất cả (46+16+7) = 69 bài hát phản chiến vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Phải chăng 69 bài hát phản chiến trên tổng số 196 bài cho chúng ta một tỷ lệ là 35%, có thể đại diện được một phần quan trọng? Chắc hẳn, với con số này sẽ rất khó khăn để nói rằng Trịnh Công Sơn chủ yếu là tác giả của những bài hát phản chiến: nó không chiếm đến một nửa tác phẩm của ông. Nhưng nếu chúng ta tính toán dựa trên 136 bài hát của thời kỳ 1959 – 1972 thì sẽ làm cho chúng ta chú ý, nó hciếm tỷ lệ (69/136 = 51%). Và phần trăm này sẽ còn quan trọng hơn nữa nếu chúng ta giới hạn giai đoạn nửa thứ nhì của những năm 1960 – 1972, là thời điểm chiến tranh diễn ra ác liệt nhất.

Về mặt số lượng vừa thực hiện, cho phép chúng ta kết luận rằng Trịnh Công Sơn đã sáng tác trong một thời gian xác định, chủ yếu là những bài hát chống chiến tranh, nhưng không tự giới hạn trong thể loại này trong suốt quá trình nghề nghiệp của mình.

Thực tế, nếu ta đề cập đến việc phân tích chất lượng thì có thể nói rằng những bài hát, sự sáng tác của anh đáng chú ý nhất sẽ là những bài tình ca của cuối những năm 50 và nửa đầu những năm 60, giai đoạn bắt đầu nghề nghiệp của anh và có trước thời kỳ của phong trào chống chiến tranh. Không nghi ngờ gì nữa, bài Diễm Xưa chính là bài hát nổi tiếng nhất, ra đời ở thời kỳ này (1962). Chúng ta không thiếu những thí dụ trong kiệt tác của anh ở thời kỳ này, đó là tất cả những bản nhạc tình hay nhất: Nhìn những muà thu đi (1957), Hạ Trắng (1961), Biển nhớ (1962)…

Về phần những bài hát chống chiến tranh tiếp sau đó, dù cái đẹp và chất lượng của chúng thể hiện tình cảm của nhân dân, nhưng tôi tin rằng chúng sẽ dược xếp hàng thứ hai, sau những bài tình ca. Về điểm này, những bài hát chống chiến tranh không thể là những tác phẩm chính của anh.

Nhưng sự phân tích chất lượng này chỉ cho kết quả về quan điểm nghệ thuật. Mà, chúng ta ở trong thử thách quan trọng của xã hội: chiến tranh. Nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của thính giả, những người luôn sống dưới mưa bom, bão đạn thì chúng ta sẽ hiểu rõ lý do của những sự tán thưởng của họ. Khi bậc thiên tài này – tác giả của những bản tình ca, bắt đầu mô tả cuộc sống trong thời chiến tranh. Anh đã được đón nhậnvới nhiều thiện cảm. Và điều này chỉ được giải thích bằng chất lượng xã hội tác phẩm của anh.
Khi đó anh bắt đầu sáng tác:

Đại bác đêm đêm dội về thành phố…

(Còn tiếp)



nguồn: Thư viện Trịnh Công Sơn - Thái Hòa
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho