tin tức




Đêm Trịnh Công Sơn ở Lyon và Paris - Hoà Bình và Tình Yêu

--- Nguyễn Hữu Thái ---


"Chừng nào tật xấu của loài người (chiến tranh, hận thù...) vẫn còn đó thì những kiệt tác của Trịnh Công Sơn sẽ vẫn còn tiếp tục, và phải được tiếp tục để thức tỉnh trái tim con người" - đó là câu kết trong luận văn viết năm 1991 tại đại học Paris về ca khúc phản chiến TCS của nhà nghiên cứu người Nhật Yshoii Michiko.
Vào các đêm không ngủ 20-4 ở Lyon rồi 3-5-2003 ở Paris, tôi lại nghe vang lên những ca từ nói về chiến tranh, tình yêu, thân phận con người của nhạc sĩ TCS. Cả người hát lẫn người nghe không chỉ đến từ Hà Nội, Huế, hoặc T/p HCM mà còn từ các thành phố khác của nước Pháp, từ Đức, Thụy Sĩ, Ý và xa hơn - từ Canada, Mỹ.
Có hiện diện ở đây mới thấy ca khúc TCS rõ ràng không còn giới hạn trong một đất nước, một vùng đất mà đã vượt cả không gian lẫn thời gian để đến với bạn bè năm châu bốn bể, từ mấy thập kỷ trước trong chiến tranh VN đến ngày hôm nay trong một "thế giới vẫn còn chiến tranh, hận thù!".
Thật xúc động khi nghe một người bạn Pháp, anh André ở Lyon, không biết tiếng Việt, chỉ bằng cảm xúc mà mày mò tìm dịch và hát bằng tiếng Pháp lẫn tiếng VIệt ngọng nghịu những lời nhạc Trịnh. Một Frank Gerke (tên Việt là Trịnh Công Long, nhà ngôn ngữ học châu Á của đại học Bonn, Đức) gây bất ngờ và cúc động khi hát thật chính xác những ca từ "Tôi có người yêu chết trận Pleime...", rồi "Người con gái Việt Nam da vàng".
Thế hệ thứ hai trong nước như Trần Thu Hà, ở ngoài nước như Thái Hoà (từ Canada đến và từng hát ở quán Hội Ngộ, khu du lịch Bình Quới) cũng cất vang tiếng hát TCS. Bài Còn tuổi nào cho em do họ song ca đã được khán gải Paris yêu cầu hát thêm lần nữa. Thu Hà thật đặc sắc với Nhớ Mùa thu Hà Nội và Tiến thoái lưỡng nan, trong khi Thái Hòa gây xúc động cho cử toại với bài Hát trên những xác người và bài hát kết thúc chương trình Có một ngày như thế.
Thanh Hải (Đức) vẫn còn nồng nàn như ngày nào ở t/p HCM những năm 1980 với những Phúc âm buồn, Nước mắt cho quê hương, Du mục... Hồng Anh là gương mặt nữ có chất giọng lạ khi hát nhạc Trịnh ở thủ đô ánh sáng với Bà mẹ Ô Lý, Đợi có một ngày.
Anh Cao Huy Thuần, nhà sử học và là một người bạn của TCS, trong thuyết văn đêm nhạc ở Paris đã nêu "chữ tình" xuyên suốt trong dòng nhạc của người nghệ sĩ quá cố dẫu anh có sáng tác về chủ đề chiến tranh, tình yêu hay thân phận con người. Anh Thuần cũng nêu bật được tầm vóc thế giới của "người hát rong về thân phận con người TCS".
Phải chăng đây cũng là mục tiêu của những người đã tổ chức đêm nhạc ở Paris với mong muốn "giới thiệu TCS với các nước, thắt chặt mới dây hữu nghị giữa các dân tộc... và cũng là điều cần thiết để các thế hệ người Việt lớn lên trong các xã hội phương Tây làm quen với TCS và văn hoá VN qua TCS".



nguồn: Tuổi trẻ chủ nhật
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho