tưởng niệm




Có một từ mà Trịnh Công Sơn dùng rất nhiều

--- Phan Bình Sơn ---


Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vừa qua đời. Ông không chỉ để lại cho chúng ta một kho tàng quý giá về âm nhạc, mà còn để lại một tiêu chuẩn làm người,. Cuộc đời và sự nghiệp của ông còn cung cấp cho chúng ta trí tuệ, lòng dũng cảm, và nhất là một kho tàng bao la về kiến thức cuộc đời.
Để hiểu và chiêm nghiệm âm nhạc và cuộc đời của ông, tác giả viết bài này sẽ đăng tải các bài luận văn phân tích và tìm hiểu các từ ngữ mà ông đã đưa vào các bài ca vô tận dài theo năm tháng. Giúp chúng ta cùng nhau trao đổi, học hỏi, những thông điệp còn kín đáo ẩn mình trong những từ ngữ , tượng trưng cho sự vô hạn của dòng đời bất tận.



Trong các bài hát của ông, các khái niệm như:

Nhà,
Căn nhà nhỏ,
Căn nhà,
Quán trọ,
Quê hương,
Quê quán,
Chốn cũ,
Mảnh đất,
Phố xưa,...

đều có một ý nghĩa đặc biệt. Chúng ta muốn hiểu „Ý tại ngôn ngoại“ của danh từ này, có nghĩa là cái ý thứ hai, thứ ba, mà nhạc sỹ thiên tài này muốn dùng để nói đến, ngoài cái ý nghĩa(đen) mà thông thường nôm na mọi người đã biết
Cách dùng từ chọn lựa kỹ càng, mỗi một từ đều mang trên vai nó một ý nghĩa thật to lớn. Các từ dùng đều là những từ mang ý nghĩa suy diễn, và mỗi từ đều mang trong mình cái hồn của ông, thật rõ ràng, thật tiêu biểu cho phong cách Trịnh Công Sơn.

Để hiểu được cách dùng từ này, ta phải dành một chút thời gian để nói về văn hoá Phật giáo. Thường nói đến Phật giáo, có thể nhiều người e ngại, vì có thể chẳng hiểu gì cả. Nhưng một sư thầy Trung Quốc hiện nay đã nói: „Phật giáo không phải là một tôn giáo, mà là một cách hưởng thụ cao nhất của đời người“ . Tôi nói lời này để chúng ta xem những gì sẽ bàn dưới đây, được như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã nói, chỉ là một triết lý sống, nhẹ nhành qua như gió thoảng. Cái tưởng siêu hình nhất, lại chính là cái đơn giản nhất, của chúng ta, của xung quanh ta.

Tất cả các từ ngữ trên mà Trịnh Công Sơn dùng vào bài hát để diễn tả, chính là chữ Tâm. Chữ tâm này được phật pháp giải thích cặn kẽ, và ý nghĩa của nó chỉ định nghĩa đúng đắn nhất là nhờ lý thuyết của đạo Phật. Quay về căn nhà của mình là đưa tâm của mình về nơi an tịnh. Cho nên, trở về căn gác nhỏ, về lại phố xưa, quay về quê hương, hay hỏi thăm quê quán tôi, đều là diễn tả tâm trạnh quay về căn tính duy nhất của con người: đó là điều thiện. Vì vậy, khi viết những ca từ ấy, Trịnh Công Sơn đã hàm yêu thương bao la: quê hương, mái nhà xưa, nơi sinh thành,...Ông lúc nào cũng gửi gấm vào đó tình yêu cao nhất, như những gì mẹ đã cho ta, nay cúi đầu để cám ơn mẹ. Cả từ đất đen cũng chỉ là sự diễn giải từ cái tâm mà thôi: nơi yên nghỉ cuối cùng của đời người, khi cái tâm đã tan biến đi, nhưng cũng không phải là không còn nữa.

Đạo Phật cho là tâm là nơi yên tĩnh nhất, cũng là nơi chứa đựng tất cả những tính tốt quý báu nhất của con người. Tâm chính là căn nhà giữa chợ. Nhưng không phải mở cửa vào lúc nào cũng được. Để nói rằng: cái tâm nó cũng di chuyển theo lòng dạ con người. Đạo đức con người như cái chìa khóa mở cửa căn nhà nhỏ. Đạo đức sẽ mở cửa cho tâm hồn rộng lớn. Như vậy, bằng cách sống chân thực, yêu người, Trịnh Công Sơn chỉ cho mọi người cách quay về gác nhỏ. Ở đó bình yên. Đã là một căn nhà, nó chứa mọi kỷ vật, chứa mọi thứ quý báu nhất, nơi tiếp nguồn suối lực cho con người.

Tâm-ngôi nhà, nơi ta đã sinh ra, do cha mẹ sinh thành đúng là nơi sẽ đem cho ta sự an ủi, sự bình yên nhất trên đời.

Làm cho tâm hồn lớn bao la, là làm cho ngôi nhà trở nên thiêng liêng và thân thiết. Nếu không bảo vệ, yêu thương nó, không trau dồi lòng từ bi, cũng như không đem đầy ngọc quý dát lên tường, treo lên mái nhà, thì ít trông mong được về lại căn nhà xưa.

Chữ tâm này, cũng là đề tài duy nhất mà Nguyễn Du đã dùng trong áng văn bất hủ : „Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài“.

Tuy vậy, xét theo văn hoá Phật giáo, chữ tâm mà Trịnh Công Sơn dùng có lẽ ở mức cao hơn, ví nó diễn tả một cái trừu tượng qua một cái rất gần gũi với con người. Làm cho nhiều người hát và nghe nhạc Trịnh, thấy hay quá mà không hiểu vì sao hay. Đó chính là công dụng của tâm. Tâm của ta không phải có được ở đời này, mà đã có nhiều thời đã tồn tại trong các tiền kiếp („ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô“), tâm của ta không có nhiều không có ít, nó luôn luôn thay đổi. Chỉ có ai mỗi giây phút đều sống hết mình, sống thanh nhàn, không lo lắng ưu tư, không thù hận, sống vui vẻ với hiện thời ta đang được sống, thì tâm luôn đẹp và trong sáng. Tâm của ta lại không chỉ là cái vật sở hữu của riêng ta, mà nó luôn nằm trong sự giao lưu hài hoà của mọi sinh linh khác, tâm của ta còn được nâng dậy khi ngã đau, tâm của ta vui vẻ khi thấy mặt trời đỏ ối trước mặt. Cũng như tâm ta an bình khi làm một việc gì cho người ta yêu mến. Nên khi nhạc Trịnh Công Sơn nhắc nhở ta về tấm lòng nhân ái, là lúc ta nghe, tuy có thể không hiểu hết ca từ, nhưng cái mãnh lực vô bờ ở sự mầu nhiệm vượt quá khuôn khổ của một từ, của một bài ca, đến với chúng ta qua một cảm nhận trực giác, cũng không phải trực tiếp do các ca từ, mà do một cái gì ngoài đó, ở trên cái đó. Đó là linh cảm.

Vì tâm là một cái không có hình thù, trọng lượng, nên có thể bé như „căn gác xép đìu hiu“, nhưng có thể to lớn như „quê hương“, „thế gian„. Còn phố nhỏ, phố xưa, cũng là hình ảnh ta sắp trở về đến nơi rồi đó. Hay là ở nơi đó còn có các ngôi nhà của bạn bè, người thân của ta. Các tâm hồn con người gần gũi như láng giềng.
Tâm ở thật xa, nhưng mở lòng nhân ái, bước một bước là về đến nhà.

Nhưng con người cũng dễ rời bỏ tính từ bi của mình, hay quên căn nhà của mình nơi đâu, hay có thể thay đổi, nên gọi là „ở trọ“, chỉ ra ý tưởng con người cũng di chuyển thay đổi, gần hay xa cái tâm của họ.

Chẳng qua Trịnh Công Sơn nhắc nhở tính thay đổi thường hằng của mọi vật ở thế gian. Nhắc nhở chúng ta luôn quay đầu về ngôi nhà của mình.



nguồn: bạn đọc góp bài
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho