bài viết




Tiếng Việt trong dòng nhạc Trịnh Công Sơn

--- Phạm Bân ---


Cái chết của nhà nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn đã thêm một lần nữa gây "sóng gió" khắp nơi! Mọi người thường đứng trên một góc độ nào đó như chính trị, nghệ thuật, v.v... để nhận xét về người nhạc sĩ tài hoa nàỵ
Riêng tôi, vào những năm còn học Trung học, lúc mà cái cassette thô sơ mới được du mhập vào Việt Nam, đã cùng một số bạn nhóc tì nghêu ngao hát "Diễm xưa", "Tuổi đá buồn", "Gia tài của mẹ", "Đại bác ru đêm", "Người con gái Việt Nam", "Hãy nói giùm tôi", "Rừng xưa đã khép", "Giọt nước mắt quê hương", v.v... Thuở đó, mặc dù học trường Tây (nos ancêtres sont des Gaulois!) nhưng chúng tôi hết sức ái mộ cách dùng chữ thuần túy Việt Nam của Trịnh Công Sơn trong âm nhạc. Chúng tôi tìm thấy con người "đặc sệt" Việt Nam của Trịnh Công Sơn qua các nhạc phẩm của ông. Vượt biên qua Mỹ, thấy mấy vị "chống Cộng" (?) cực đoan, bài bác nhạc Trịnh Công Sơn hăng quá khiến "đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi" ... sinh ra nghi ngờ mấy vị đó có thực sự biết họ đang nói gì và làm gì không ?! Tôi xin lỗi linh hồn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để viết rằng: May quá , nay ông mất rồi (!!!), tôi mới có dịp viết những cảm tình của tôi đối với ông!
Cũng sáng tác nhiều bài nhạc chống chiến tranh nhưng nhạc sĩ Phạm Duy và vài nhạc sĩ khác không bị lên án "phản chiến" và không bị tẩy chay. Số phận Trịnh Công Sơn hẩm hiu hơn: phe nào cũng trù dập ông. Chạy ngả nào cũng ... chết; có lẽ vì vậy mà ông chẳng thèm chạy ngả nào cả. Ông can đảm chọn vị trí của một người dân hiền lành, sống trong cảnh "một ách hai tròng" rất quái gở của Việt Nam thời đó: ban ngày chịu luật Quốc gia, ban đêm theo phép Cộng sản! Trịnh Công Sơn chọn vị trí của một người nhạc sĩ chống chiến tranh đến lúc chết, vượt lên trên mọi cái ISM vớ vẩn và rỗng tuếch. Trịnh Công Sơn chưa bao giờ "thuộc hay theo" phe Cộng sản hay Quốc giạ Trịnh Công Sơn chỉ là một người dân Việt Nam, nhìn thấy sự chết chóc tàn bạo của chiến tranh mà phản ảnh trung thực qua âm nhạc. Đúng vậy, Trịnh Công Sơn chống chiến tranh. Trịnh Công Sơn không ưa cảnh thịt đổ, lệ rơi, cảnh mẹ già ngồi khóc và chôn đứa con mà thân thể đã nát bấy vì bom đạn, "đại bác đêm đêm dội về thành phố", "giọt nước mắt thương con, con ngủ mẹ mừng"... Chỉ có những kẻ mắc bệnh tâm thần mới cổ võ chiến tranh! Xin mời quý bạn mướn phim "Saving Private Ryan" về xem để nghiệm ra cái tàn bạo dã man của chiến tranh và để có thể đồng ý với một câu tục ngữ rất phổ thông của người Việt: "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!" do bạn Lê Văn Chánh, CTKD8 vừa mới trích dẫn. Nếu ai muốn đổ lỗi vì sao có chiến tranh Bắc Nam cùng các hậu quả của nó thì cần đọc sách và xem phim tài liệu của chính quyền Mỹ và nhiều tác giả ngoại quốc đã được công bố trong khoảng 10 năm nay: chúng ta chỉ là "con tốt thí" của quốc tế mà thôi! Nhịn không nỗi nên tôi viết qua cái nhìn của tôi về mặt "chính trị" của Trịnh Công Sơn như trên. Tuy nhiên, đó không phải là điều tôi quan tâm và yêu thích ông; và tôi xin từ chối tranh luận với bất cứ ai về việc nàỵ Điều tôi kính phục là tâm hồn và cách dùng chữ Việt Nam của ông.
Mỗi một thi sĩ, nhạc sĩ đều có nét riêng của mình, nhưng ai cũng phải hết sức cẩn thận trong cách dùng chữ và ỵ Ý thơ hoặc ý nhạc muốn hay, muốn rung động được lòng người thì phải tự nhiên và phản ảnh được các đặc điểm chung của mọi ngườị Thi sĩ và nhạc sĩ không thể lấy cái tâm tình riêng của họ mà làm thơ, làm nhạc được. Ngược lại, họ phải biết "thương vay, khóc mướn", lấy tâm tình của đại chúng mà làm tâm tình của mình thì mới được hoan nghênh và phổ biến. Nhạc sĩ Anh Bằng, trong bài "Nỗi lòng người đi", nói lên tâm trạng nhớ thương Hà Nội, nhớ người yêu khi ông ở Sài gòn; đây cũng là tâm trạng chung của các thanh niên miền Bắc di cư:

"Tôi xa Hà nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu. Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều. Hà Nội ơi! nào biết ra sao bây giờ ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa."
"Giờ đây biết ngày nào gặp nhau, biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câụ
Thăng Long ơi, năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời, ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ."
"Hôm nay Sài gòn bao nhiêu tà áo khoe mầu phố vui.
Nhưng riêng một người tâm tư sầu đắng đi trong bùi ngùi.
Sai gòn ơi! mộng với tay cao hơn trời"


Đa số nhạc sĩ Việt Nam đều sử dụng tài tình tiếng Việt Nam trong âm nhạc: cứ hễ là người Việt Nam thì đều có thể hiểu và rung cảm theo lời nhạc được. Tất nhiên, lẻ tẻ vẫn có vài nhạc sĩ, tuy nổi danh, nhạc nghe được nhưng xét về phương diện đại chúng thì chưa đạt lắm. Thí dụ bài "Thiên Thai" của Văn Cao:

"Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng.
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên.
Kìa đường lên tiên.
Kìa nguồn hương duyên theo gió tiếng đàn xao xuyến
Phím tơ lưu luyến.
Mấy cung u huyền.
Mấy cung trìu mến
như nước reo mạn thuyền.
Âm ba thoáng rung cánh đào rơi."


Dùng điển tích, điển cố như trên thì chỉ có một thành phần nào đó hiểu thôi! Tương tự như vậy, dùng chữ Hán Việt nhiều quá thì "chói cái lỗ tai" lắm! Thí dụ them nữa là bài "Hoài cảm" của Cung Tiến:

"Chiều buồn len lén tâm tư. Mơ hồ nghe lá thu mưa. Dạt dào tựa những âm xưa thiết tha ngân lên lời xưa. Quạnh hiu về thấm không gian. Âm thầm như lấn vào hồn. Buổi chiều chợt nhớ cố nhân. Sương buồn lắng qua hoàng hôn...."

Tất nhiên, không cách nào tránh được tiếng Hán Việt bởi lẽ đơn giản là nó chiếm tới khoảng 75% tiếng Việt! Điều cần để ý là chỉ nên dùng những tiếng Hán Việt nào đã được Việt Nam hóa, được phổ biến rộng rãi để đạt được yếu tố tự nhiên trong câu văn, câu nhạc. Trái lại thì ... sáo quá! Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dùng toàn tiếng Việt Nam thuần tuý để làm nhạc, hiếm khi có tiếng Hán Việt. Nếu có chăng thì đó là những tiếng đã được Việt hóa rất thường dùng trong dân gian. Xin cử vài thí dụ:

Bài "Tình xa":

"Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại.
Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đâỵ
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.
Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa
Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn đường phố
Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình.
Làm sao em biết đời sống buồn tênh...."


Bài "Ru em từng ngón xuân nồng":

"Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn.
Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm.
Trên mùa lá xanh ngón tay em gầy nên mãi ru thêm ngàn năm.
Thôi ngủ đi em . Mưa ru em ngụ Tay em kết nu Nuôi trọn một đời"


Bài "Còn tuổi nào cho em":

"Tuổi nào như lá vàng úa chiều nay
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
Tay mong trôi trên vùng tóc dài
Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này"


Về âm điệu cũng không nên "lai" Tàu hoặc Tây, quý là ở chỗ sáng tác theo cảm hứng tự nhiên riêng của mình. Nhạc sĩ Phạm Duy chịu nhiều ảnh hưởng của Beethoven nên sáng tác nhiều bài nghe dường như không phải của người ... Việt làm! Âm điệu Việt Nam là chậm, nhẹ nhàng, không sắt máu, không rộn ràng. Âm điệu trong nhạc Trịnh Công Sơn đa số là chậm, không có gì đặc sắc nhưng độc đáo ở chỗ là ông đã dùng chữ Việt đơn giản mà tạo nên những lời nhạc hết sức tự nhiên, mang theo những ý làm chấn động lòng người! Đa số mọi người đều tự tìm thấy mình đâu đó trong các bài nhạc của Trịnh Công Sơn! Không như âm điệu "lai Tây" của Phạm Duy, nhạc của Trịnh Công Sơn dùng chữ thuần túy Việt Nam, nhưng xét về phần triết lý, lãng mạn, siêu thực và kiêu kỳ thì có phần trội hẳn. Khó là khó ở chỗ đó. Hay là hay ở chỗ đó. Thí dụ:

Bài "Rồi như đá ngây ngô":

"Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em
Ngày nào vừa đến đã xa muôn trùng
Ngày nào vừa đi lạnh lùng bước chân
Đôi khi thấy trong gió bay lời em nói
Đôi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi
Đôi khi nắng trên phố xưa làm tôi nhớ
Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vợ
Đôi khi thấy trên lá khô một giòng suối
Đôi khi nhớ trong mắt em một bóng tối nhỏ nhoi
Từng ngày tình đến thiết tha ân cần
Từng ngày tình đi một vùng vắng im
Đôi khi thấy trong cánh chim từng đêm tối
Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho
Đôi khi bước qua phố xưa lòng tôi nhớ
Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô"


Bài "Ru em":

Ru em ngủ những đêm khuya
Ru em ngày tháng âm u
Ru em cùng những u mê
Ru em, ru em dù đã chia xa
Ru em về những đêm xưa
Ru em phụ rẫy trong ta
Ru em quỳ gối vong nô
Ru em, ru em vì dáng kiêu sa
Ru từng ngọt bùi đã qua
Ru người lận đận héo khô
Yêu em yêu thêm tình phụ
Yêu em lòng chợt từ bi bất ngợ
Ru em thèm khát xa hoa
Ru em đầy những đam mê
Ru em tình nghĩa vu vơ
Ru em , ru em chìm dưới phong ba
Ru em mệt lả cơn đau
Ru em về giữa chiêm bao
Ru em bồng bế con theo
Ru em, ru em gầy yếu hư hao
Cuối đời còn gì nữa đâu
Đã tàn mộng mị khát khao
Đôi khi con tim hò hẹn
Ngậm ngùi vì một ngày mưa bắt đầu."




nguồn: bạn đọc góp bài
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho