tưởng niệm




Một người Mỹ mê nhạc Trịnh

--- Đông Dương ---



Richard Fuller và Trịnh Công Sơn

Nhiều người yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn vẫn không ngớt tò mò với câu hỏi: được mệnh danh là "phù thủy" tiếng Việt thế nhưng khi ra thế giới vì đâu nhạc Trịnh vẫn hớp hồn, quyến rũ say đắm tâm hồn nhiều người nước ngoài yêu nhạc? Liệu ca từ của ông khi chuyển ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga...) thì còn giữ được bao nhiêu phần trăm "hồn"? Richard Fuller là một trong những người chuyển ngữ thành công ca từ nhạc Trịnh đến với bè bạn năm châu.
Richard Fuller là một người Mỹ, ông đến Việt Nam cuối những năm 1960 và hiện vẫn sống ở TP Hồ Chí Minh và dạy Anh ngữ thương mại tại Trường Apollo. Ông đã có một cái tên Việt khá ấn tượng là Trần Phong Phú. Ngoài ra, ông còn cùng người con nuôi của mình thành lập công ty du lịch có tên Cycling Viet Nam. "Trong những chuyến đi xuyên Việt bằng xe đạp mọi người gọi đùa tôi là Phú - Phong - Trần", ông cười kể. Năm 1970, ông gặp Trịnh Công Sơn ở Đà Lạt và từ đó cho đến ngày Trịnh Công Sơn mất, họ đã có một tình bạn hơn 30 năm nhưng chưa lúc ông nào tự nhận mình là một người bạn thân của nhạc sĩ: "Anh Sơn bạn bè rất nhiều" - Fuller nói - "Nếu chỉ căn cứ vào thời gian quen biết để gọi là thân tình thì có thể nói ông là người thân của bất cứ ai yêu nhạc Trịnh trên thế giới này".
Khởi điểm của tình bạn Trịnh và R.Fuller như ông hồi tưởng đó là từ những ca khúc Da vàng chống chiến tranh. “Tôi đã mày mò chuyển tiếng Mỹ từ lúc đó” - Fuller nói - “Là bởi ngày ấy ở Mỹ cũng đã dấy lên những phong trào chống chiến tranh ở VN, vì thế nếu hát biểu tình ở Mỹ sẽ rất hiệu quả. Và tôi đã dịch các bài Ca dao mẹ, Nối vòng tay lớn... để cho các bạn trẻ trong Hội Chí nguyện quốc tế cùng hát".
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nghĩ sao trước các bài hát dịch qua tiếng Anh? "Ông rất vui!" - Fuller cho biết. Cũng theo ông, Trịnh Công Sơn không giỏi tiếng Anh bằng tiếng Pháp nhưng ông rất chú ý đến âm sắc của những bài hát làm sao thật uyển chuyển và mềm mại, không quá khác xa với những giai điệu đã quá quen thuộc đối với người nghe. Và cả hai cùng thấy một nhược điểm rằng ở ngôn ngữ mới không thể diễn tả được hết màu sắc của bài hát vốn uyên ảo triết lý tinh thần phương Đông, nhưng phải cố gắng bằng cách tốt nhất có thể. Từ đó cho đến ngày Trịnh Công Sơn mất, cả hai đã làm việc, gặp gỡ nhau rất nhiều lần. Chân tình như những người bạn quý ! Kỷ niệm xúc động nhất đối với Fuller là ngày Trịnh Công Sơn mất cách đây 4 năm. "Hôm ấy chúng tôi đã biết anh Sơn bệnh nặng phải đưa vào bệnh viện nhưng không ai nghĩ là anh ra đi nhanh như thế. Trong một buổi chiều chúng tôi ghé lại nhà thăm anh vì được biết tin anh vừa qua đời. Sáng hôm sau chúng tôi phải chen chúc mãi trong đám đông những người hâm mộ mới vào thắp hương cho anh được. Tôi đã ở Việt Nam khá lâu nhưng ít thấy người nghệ sĩ nào được công chúng yêu quý và mến mộ như thế!".
"Tôi sẽ tiếp tục thực hiện công việc này mỗi khi hiểu thêm một bài hát của anh. Cũng như nhiều người khác, tôi như thấy anh vẫn còn hiện diện quanh bạn bè khi bài hát vang lên..." - Richard Fuller cho biết.



nguồn: thanhnien.com.vn
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho