tin tức




Hồng Nhung với đêm nhạc Thuở Bống là người

--- Kim Yến ---


Chưa bao giờ Bình Quới xảy ra cảnh tượng người xem phải đứng... bên kia sông để chỉ nghe Hồng Nhung hát, chứ không thể nào nhìn thấy mặt. Những ngươi đứng bên này là những người may mắn hơn rất nhiều, vì BTC dường như đã lượng trước tình hình, nên đã đặt ba màn hình liên tiếp về 3 hướng khác nhau. Số được "nhìn" thấy Hồng Nhung bằng xương bằng thịt quả là rất ít, dù số lượng ghế ngồi đã lên đến 5 ngàn chiếc! Tận mắt chứng kiến mới có thể cảm nhận hết tình yêu của mọi người dành cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đa số là giới trí thức, người già có, trẻ có, rất nhiều những đôi tình nhân và phần lớn là khán giả hiểu và mê nhạc Trịnh. Áp lực quá lớn đặt lên vai nàng Bống nhỏ nhoi.

Khung cảnh nên thơ, tràn ngập gió từ mặt sông thổi vào, cỏ mướt xanh như tấm thảm trải dài trên con đường vào Hội Ngộ quán. Hình tượng Song Ngư (tuổi của Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung) được lấy làm cảm hứng chính cho thiết kế. Cùng với nước và sen, rơm rạ và những người bạn thân thiết...

Nhung dường như không "dám" hát những bài mà ngày xưa Khánh Ly đã từng hát, cô chỉ hát những bài gần đây nhất của Trịnh Công Sơn, một giai đoạn sáng tác khác hẳn với tinh thần của thời kỳ đầu, yêu đời hơn, vị tha hơn... Và những tiểu khúc nhỏ Trịnh Công Sơn tặng riêng cho Nhung với tên gọi là "Bống"... Chính vì thế mà thật dễ hiểu khi Nhung chưa làm khán giả của mình thực sự thỏa mãn. Nhưng điều bất ngờ của đêm diễn lại nằm ở một khía cạnh khác, đó là tiếng hát đầy ngẫu hứng của Nhung, như thể cô đã đi qua nỗi buồn, để thấy được một niềm vui bao dung hơn, từ bi, độ lượng hơn với cuộc đời này... Nhiều người đã... "sốc" khi nghe Nhung hát, những tiếng reo vui hoan lạc trong những ca từ vốn dĩ thật buồn. Có người đã.. bỏ về! Nhưng số người ngồi lại cũng rất nhiều. Cô đã làm một việc rất táo bạo với nhạc Trịnh, khi mang lại một màu sắc triết học của thế hệ mình, để "giải mã' những ca từ vốn đầy bí ẩn của người nhạc sĩ tài hoa.

Tôi cùng một cô bạn thân đi nghe nhạc Trịnh Công Sơn hôm ấy và chúng tôi đã tranh cãi rất kịch liệt. Cô ấy bảo lưu Khánh Ly, bảo lưu không khí lo âu, sợ hãi về một tương lai, không khí hiện sinh, vô thường... Còn tôi thì vẫn nghĩ mỗi thế hệ phải có cách hát, cách hiểu, cách "đến" với nhạc Trịnh... khác nhau, thậm chí là khác hẳn. Có như vậy Trịnh Công Sơn mới sống mãi. Có như vậy thì Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung và một thế hệ trẻ hơn như Quang Dũng, Mỹ Tâm, Mỹ Lệ... mới có thể "điền" thêm những chỗ "trống" vốn mở ra vô tận trong nhạc của Trịnh Công Sơn. Và thêm vào đó là "chỗ trống" dành cho người nghe... Chính điều đó làm nhạc của anh trở thành bất tử.



nguồn: Điện ảnh Kịch trường
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho