bài viết




Trịnh Công Sơn và Hội Họa

--- Huỳnh Tâm ---


Người xem tranh Trịnh Công Sơn ngạc nhiên, khi thấy màu sắc trên cây cọ, vẽ vào khung vải bố, đây cũng là vấn đề xác định Trịnh Công Sơn có phải là danh họa không ? hay chỉ là một cách chơi, học làm họa sĩ ? thực vậy nếu Trịnh Công Sơn không phải là danh họa thì sẽ bị cản trở ở cửa này . Trên thực tế Trịnh Công Sơn đã là danh họa hơn 17 năm trước. Ngày nay người ta mới khám phá một danh họa gọi là mới, quả là một cách nói muộn màn, trong khi ấy giới họa sĩ đã giao lưu với Trịnh Công Sơn và cùng ngồi trên một chiếu hoa của thế hệ như họa sĩ Ðinh Cường, Trịnh Cung, Phạm Hạng, Nguyễn Trung, Nguyễn Cầm, Lê Tài Ðiển, Khánh Trường, Bửu Chỉ, Lưu Nguyên Ðạt , Nguyên Khai, Vĩnh Ấn, Hồ Thành Ðức, Bé Ký v.v... để luận đàm giáo lý màu sắc vũ trụ . Ðến năm 1983 khi Trịnh Công Sơn công bố những tác phẩm hội họa cùng với những họa sĩ tên tuổi Việt Nam, lúc bấy giờ người ta mới đón nhận Trịnh Công Sơn như một danh họa sáng tạo có tầm vóc, tuy nhiên người ta vẫn chưa để lòng, bởi xem tranh lúc này chỉ mang tính thiện cảm với họa sĩ, hơn là để tìm tính miêu tả những gì trong ấy. Và người ta mới chú ý đến danh họa Trịnh Công Sơn qua những tạo hình bố cục đơn phương , người xem tranh chưa nhận diện hết âm hưởng trong những âm cực màu sắc của mỗi tác phẩm, tuy tình cảm người xem có thừa, nhưng lại nặng triểu khi đứng trước tác phảm đầy chất ngôn ngữ triết thuyết hội họa, dù tác phẩm ấy nói lên tất cả gía trị tình yêu siêu hiên, người xem vẫn khó hiểu nội dung, nếu như người xem đứng trước một tác phẩm hội họa phá bố cục thì càng khó nhận đâu là trời và đâu là đất. Dĩ nhiên mình không thể trách tác gỉa, tác phảm và người xem, âu cung có nguyên do của nó vì tình cảnh đất nước VN chưa cho phép nhiều người xem tranh và cùng đối thoại với những tác phảm nghệ thuật một cách thoải mái, nói cho cùng dân số VN cao mà đã có bao người thiết tha và xem hội họa như một trí tuệ không thể thiếu vắng, bởi thế người xem tranh chỉ thoáng bóng như phi-mã trên cánh đồng phì nhiêu, mênh mông mà không nhận cảm được không gian sáng tạo trời đất, đáng tiếc vũ trụ hội họa chuyển động trên đất nước này, như một tôn giáo đang truyền giảng thánh kinh tuyệt vời, nhưng xã hội này còn nhiều thờ ơ !
Trước khi nói về đời tư của họa sĩ Trịnh Công Sơn, chúng tôi xin giới thiệu những nhạc sĩ mang tâm hồn hội họa ở thế kỷ 20 tại Việt Nam chỉ mới có 3 người, thế hệ thứ nhất nhạc sĩ Văn Cao, thế hệ thứ hai Trịnh Công Sơn và Miên Ðức Thắng, cũng có thể còn nhiều người nữa mà chúng tôi chưa được biết . Ðể người xem hình dung khối sáng tạo của tác giả và suy tư tác phẩm hội họa, qua màu sắc và cung bậc hòa trong một hợp ca, người xem thưởng thức cùng lúc cả một nghệ thuật âm nhạc lẫn hội họa. Và hôm nay chúng tôi chỉ có dịp hầu quý vị một trường phái hội họa âm nhạc của Trịnh Công Sơn .

Trịnh Công Sơn, biết vẽ từ khi còn là cậu học sinh Chasseloup Laubat, học bạ điểm vẽ trên trung bình, sau này tuy Sơn là một nhạc sĩ thiên tài, nhưng Anh không bao giờ quên màu sắc và bố cục Ðơn-phương sơ đẳng của hội họa mà tất cả danh tài hội họa đều phải xem nó như là một dẫn đường vào sự nghiệp . Lần đầu tiên vào năm 1966. Người ta thấy tác phẩm hội họa của Anh xuất hiện, nhưng không mấy ai để ý, đó là trang bìa của tập " Ca Khúc Da Vàng " chính tác giả trình bày, do anh em sinh viên phát hành ngày 22.4.1966, tại Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn, số 69 Bis Gia Long . Trước nhất những danh họa VN tiếp nhận tập " Ca Khúc Da Vàng " bằng một tác phẩm hội họa, mang âm hưởng solfege, tập họa phảm " Ca Khúc Da Vàng " được ghi nhận là một trường phái hội họa âm giai, mới và lạ trong suy nghĩ hội họa, và cũng là sáng tạo mới theo cung bậc tám âm trong một họa phẩm, bằng lời mà ai cũng có thể hiểu được, tác giả khám phá các bậc chạy dài trên nhạc trình bằng bút đề tạo thành một họa pháp . Và tập thứ hai " Kinh Việt Nam " nội dung mâm họa do tác giả nâng niu, bìa do họa sĩ Ðinh Cường trình bày . Ở hai tập tác phẩm trên của Trịnh Công Sơn, bị tác động âm nhạc quá đồ sộ che khuất, cho nên tác phẩm hội họa chìm dưới ảnh hưởng của âm nhạc, và người ta cũng không cần biết hội họa trong tập " Ca Khúc Da Vàng ", tuy Trịnh Công Sơn đã cố tình cứu sống hay tách rời hội họa ra khỏi âm nhạc cũng không được vì một lúc Anh có hai nhân tình đeo đuổi . 17 năm sau ( 1966-1983 ) Trịnh Công Sơn, có dịp mở đường trở về với hội họa, và công bố tác phẩm " Nguyên Văn " lần này Trịnh Công Sơn tinh thông hơn sử dụng bút pháp vẽ trên cung bậc bằng một tuyên ngôn tình yêu " Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu, thân phận thì hữu hạn . Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Ðời ". Bấy giờ người ta mới hiểu được họa phẩm Trịnh Công Sơn rất đơn giản, rất để yêu đáng nhớ, và những tác phẩm khác cũng tạo người xem những suy tư về bi quan ngày nay để rồi chúng ta sẽ lạc quan ngày mai . Những họa phảm của Trịnh Công Sơn vinh ca mẹ VN, tình yêu, cõi đời và vũ trụ, thân phận quê hương, màu sắc rất âm dương táo bạo, nhưng vẫn là bố cục đơn phương làm cứu cánh cuộc đời qua thể âm nhạc mà họa sĩ muốn gửi những thông điệp đến cho tất cả mọi người cùng cộng hưởng, tuyệt đối Trịnh Công Sơn không dùng phá bố cục vì một lý do đặc thù trong những tác phẩm của anh có dấu ấn ký âm và rất chặt chẽ Solfege .



nguồn: huynhtam.free.fr
  Trịnh Công Sơn:
> bài hát
> bài viết
> hình ảnh
> phỏng vấn
> bút tích
> dòng thời gian

Những người mến mộ:
> những kỷ niệm
> bài viết
> tưởng niệm
> tin tức
> sách
> lưu bút

Khánh Ly


Phố Xưa


- 20 bài mới nhất



Một hình ảnh ngẫu nhiên:






Gia Sư: Gia Đình + Sinh Viên
 
Address: www.SuuTap.com/TrinhCongSon - Collection: Hoang Truc Ly - Design & script: Sony Ho